Mã lực (Hp) là một đơn vị cũ dùng để đo công suất, khác với đơn vị đo công suất W, kW thường dùng trong các thiết bị điện hiện nay. Vậy mã lực là gì, cách chuyển đổi từ đơn vị Hp sang W, kW như thế nào hay 1 Hp bằng bao nhiêu W, cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!
Mã lực là gì?
Mã lực có ký hiệu là Hp, là tên viết tắt của từ tiếng anh Horsepower có nghĩa là sức ngựa, mã ngựa. Đây là một đơn vị đo công suất, thường được dùng trong ngành công nghiệp điện.
Thuật ngữ mã lực ban đầu được một kỹ sư người Scotland đưa ra nhằm chứng minh cho hiệu suất của một động cơ hơi nước do ông sáng chế, khi đó sức mạnh của động cơ hơi nước được so sánh với sức của một con ngựa. Do đó, mã lực được định nghĩa là lượng công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong khoảng thời gian 1 giây.
Ứng dụng của mã lực (Hp)
Mã lực được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống:
- Mã lực thường được dùng để đo công suất động cơ và các thiết bị cơ khí, chẳng hạn như đo công suất động cơ của ô tô, xe tải. Ví dụ một chiếc ô tô con có mã lực phanh là 100.
- Mã lực cũng được dùng để đo khối lượng công được thực hiện bởi các loại máy móc như máy phát điện và máy bơm nước. Ví dụ, một máy phát điện mini có công suất là 5 mã lực, còn máy phát điện lớn có thể có công suất 500 mã lực.
- Mã lực cũng có thể đo lượng điện năng tiêu thụ của một động cơ điện. Ví dụ như đo điện năng tiêu thụ của một chiếc ô tô điện.
Phân loại mã lực (Hp)
Có 4 loại mã lực khác nhau được phân loại dựa trên ứng dụng của mã lực. Đó là mã lực cơ học, mã lực điện, mã lực hệ mét và mã lực nồi hơi.
- Mã lực cơ học: Được dùng để đo công suất của các loại động cơ, motor. Kí hiệu là HP(I).
- Mã lực điện: Được dùng để đo công suất của các máy móc điện. Kí hiệu là HP(E).
- Mã lực hệ mét: Biểu thị cho mức công cần thiết để nâng một vật nặng 75kg với tốc độ 1m/s. Kí hiệu là HP(M)
- Mã lực nồi hơi: Được dùng để đo công suất của lò hơi. Kí hiệu là HP(S).
Chuyển đổi mã lực Hp sang kW, W
Cả mã lực (HP) và kilowatt (kW) đều là các đơn vị đo công suất. Tuy nhiên HP là đơn vị cũ, được sử dụng để đo công suất của các động cơ khác nhau (động cơ đốt trong, tua bin hơi nước…). Trong khi đó, Watt là đơn vị chính xác trong hệ đo lường SI, được dùng phổ biến để đo công suất của mọi thiết bị điện.
Do đó, khi bắt gặp đơn vị HP, bạn có thể chuyển đổi sang đơn vị W và kW để tiện hơn cho công việc cũng như quá trình học tập của mình.
Tùy vào từng loại mã lực mà kết quả của việc chuyển đổi sang W, kW sẽ khác nhau, do hệ số quy đổi là khác nhau.
1. Đối với mã lực cơ học
- 1 mã lực cơ học bằng 745.6W = 0.7456 kW
- Suy ra, công thức quy đổi sang kW sẽ là: kW = 0.7456 x Hp(I)
2. Đối với mã lực điện
- 1 mã lực điện bằng 746W = 0.746 kW
- Suy ra, công thức quy đổi sang kW sẽ là: kW = 0.746 x HP(E)
3. Đối với mã lực hệ mét
- 1 mã lực hệ mét bằng 735.499W = 0.735499 kW
- Suy ra, công thức quy đổi sang kW sẽ là: kW = 0.735499 x HP(M)
4. Đối với mã lực nồi hơi
- 1 mã lực nồi hơi bằng 9809.5W = 9.8095 kW
- Suy ra, công thức quy đổi sang kW sẽ là: kW = 9.8095 x HP(S)
Ngược lại, bạn cũng có chuyển đổi từ đơn vị W sang đơn vị Hp theo mục đích sử dụng.
Việc chuyển đổi mã lực sang kilowatt (HP sang kW) hay kilowatt sang mã lực (kW sang HP) đều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng các thiết bị điện. Bởi việc biết được công suất của thiết bị sẽ giúp người dùng tính được điện năng tiêu thụ của thiết bị đó. Từ đó, biết được thiết bị tiêu tốn điện năng như thế nào để có phương án sử dụng hiệu quả.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải thích cho khái niệm mã lực là gì, cũng như cách chuyển đổi từ Hp sang kW. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tính được số liệu theo đơn vị mình mong muốn.