SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Hiện nay, việc lắp đặt điện mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và chi phí lắp đặt ngày càng rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tự lắp đặt hay tìm đến dịch vụ lắp đặt trọn gói thì đều cần hiểu rõ về quy trình lắp đặt điện mặt trời. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách lắp điện năng lượng mặt trời chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo!

Những điều cần lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Trước khi lắp đặt điện mặt trời, bạn cần xác định công suất và chi phí lắp đặt. Điều này có thể tính toán chính xác dựa trên hóa đơn tiền điện của gia đình bạn.

Khi biết mức tiêu thụ điện hàng tháng, bạn sẽ tính được công suất hệ thống điện mặt trời cần lắp. Từ đó, tính được số lượng tấm pin cần sử dụng, thông số biến tần và dung lượng pin lưu trữ phù hợp.

Như vậy, trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình mình, bạn cần xác định các yếu tố:

cách lắp điện năng lượng mặt trời chi tiết

>> Xem thêm: Chi phí lắp điện mặt trời chi tiết cho từng loại hệ thống

Quy trình, cách lắp điện năng lượng mặt trời chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho hệ thống điện mặt trời.

Bước đầu tiên là vận chuyển các trang thiết bị điện mặt trời đến địa điểm cần lắp đặt. Bao gồm các tấm pin mặt trời, biến tần năng lượng, pin lưu điện (tùy vào hệ thống điện mặt trời nối lưới có lưu hay không lưu), hệ thống dây điện, khung giàn giá đỡ và các phụ kiện kèm theo (dụng cụ chuyên biệt dùng trong lắp đặt điện mặt trời).

Bước 2: Lắp đặt các tấm pin mặt trời

Đưa các tấm pin lên mái nhà và cố định chúng trên khung giàn giá đỡ, đảm bảo các tấm pin được gắn chắc chắn trên mái, chịu được các tác động mạnh của thời tiết như mưa gió, bão, giúp ngăn ngừa thiệt hại và gây nguy hiểm đến các đối tượng xung quanh.

Lưu ý: các tấm pin mặt trời cần được lắp cách mái một khoảng 10cm và khoảng cách giữa các tấm pin với nhau tối thiểu là 1cm.

Bước 3: Lắp đặt biến tần và các thiết bị chính khác

Lắp đặt hệ thống biến tần và các thiết bị chính khác như pin lưu điện (nếu có), tủ điện và công tơ điện 2 chiều.

Bước 4: Đấu nối hệ thống dây điện

Đây là bước cuối cùng trong quy trình lắp điện mặt trời nhưng cũng là giai đoạn quan trọng nhất, đảm bảo hệ thống điện mặt trời có hoạt động và hòa vào lưới điện hay không.

Để tạo một hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh, bạn tiến hành đấu nối các mối dây, đi dây từ các tấm pin mặt trời đến bộ ngắt DC rồi đến biến tần inverter. Sau đó nối tiếp đến bộ ngắt AC và đến các thiết bị điện. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đấu nối phức tạp đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đủ tốt thì mới nên thực hiện.

Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống điện

Sau khi kiểm tra kỹ tất cả các kết nối, đảm bảo các mối nối an toàn và chặt chẽ. Bạn có thể kích hoạt hệ thống điện mặt trời, vận hành thử và theo dõi hệ thống. Đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường, không gặp bất cứ trục trặc hay vấn đề gì.

Sau khi xác nhận không xảy ra bất kỳ sai sót nào, bạn có thể đưa hệ thống vào hoạt động.

>> Quá trình cài đặt thực tế đối với các hệ thống điện mặt trời dân dụng thường sẽ mất từ ​​một đến ba ngày.

cách lắp điện năng lượng mặt trời an toàn, hiệu quả
Cách lắp đặt điện năng lượng mặt trời chuyên nghiệp bởi SUNEMIT

Các lưu ý trong quá trình lắp điện mặt trời

Để hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả và dễ dàng nâng cấp trong tương lai, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau trong quá trình lắp đặt điện mặt trời:

  • Khi lắp đặt các tấm pin, bạn nên cân nhắc để lại một khoảng không gian để sau này có thể lắp thêm các tấm pin khi có nhu cầu tiêu thụ điện năng nhiều hơn trong tương lai.
  • Lưu ý vị trí lắp đặt các tấm pin cần quang đãng, không có bóng râm che khuất để đạt hiệu quả chuyển đổi năng lượng cao.
  • Khi lắp đặt các tấm pin cần chú ý an toàn vì các tấm pin có trọng lượng tương đối nặng, rất dễ gây trơn trượt nguy hiểm khi vận chuyển lên mái.
  • Không ngồi hoặc dẫm lên tấm pin vì có thể gây xước hay làm hỏng mặt kính, ảnh hưởng đến việc hấp thụ ánh sáng của thiết bị.
  • Các dây dẫn phải đảm bảo được cách điện và chống thấm. Khi đi dây ngoài trời, cần dùng ống dẫn PV ngoài dây dẫn để ngăn nước xâm nhập. Còn khi đi dây xuyên tường sẽ cần sử dụng ống luồn dây để chống đoản mạch và chống bị điện giật.
  • Không tiến hành lắp đặt trong điều kiện thời tiết xấu (mưa bão, gió lớn…) vì điều này không chỉ làm hỏng hệ thống mà còn gây nguy hiểm cho người lắp đặt.
  • Đảm bảo mái nhà có kết cấu chắc chắn, đủ mạnh để chịu được trọng lực của các tấm pin mặt trời. Đồng thời không gian mái cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng để làm mát các tấm pin (vì khi nhiệt độ tấm pin quá cao sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của nó).
  • Đảm bảo các biện pháp an toàn khi lắp đặt (người lắp cần mặc trang phục vừa vặn để dễ dàng di chuyển, thao tác trong quá trình lắp; không nên lắp ở các khu vực có các loại khí dễ cháy hoặc khu vực có chất ăn mòn dễ gây cháy nổ nguy hiểm).

Tìm đơn vị uy tín để lắp đặt và bảo hành hệ thống tốt nhất

Mặc dù việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời không quá phức tạp nhưng người lắp phải có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho hệ thống. Bởi tất cả các tấm pin mặt trời sau khi lắp đặt đều phải có khả năng chuyển đổi năng lượng và tương thích với điện lưới quốc gia. Do đó, nếu không chắc chắn về kỹ thuật lắp đặt, bạn nên tìm đến các đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín.

cách lắp điện năng lượng mặt trời đúng kỹ thuật với đơn vị chuyên nghiệp sunemit

Đảm bảo 100% hòa lưới điện và đem đến giải pháp điện mặt trời tối ưu cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, Công ty điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT chính là một trong những đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín nhất miền Bắc bạn có thể tham khảo.

Khi lắp đặt trọn gói bởi SUNEMIT, khách hàng sẽ nhận được những giá trị lợi ích sau:

  • Toàn bộ trang thiết bị trong hệ thống là sản phẩm chính hãng, chất lượng.
  • Các thiết bị đều được sản xuất theo công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, cho hiệu suất và tuổi thọ top đầu thị trường.
  • Các sản phẩm được bảo hành theo tiêu chuẩn quốc tế (Tấm pin bảo hành 12 năm vật lý, 25 năm hiệu suất; biến tần và pin lithium bảo hành 5 năm).
  • Hệ thống được đấu nối chuẩn xác trong thời gian nhanh nhất bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp SUNEMIT.
  • Nhận được mức giá ưu đãi do SUNEMIT là đơn trị trực tiếp phân phối, không qua trung gian.

Do đó, nếu cần hỗ trợ trong quá trình lắp đặt hệ thống hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lắp đặt trọn gói của chúng tôi, hãy liên hệ ngay SUNEMIT. Đơn vị sẽ thực hiện tư vấn và lắp đặt cho quý khách hàng theo các bước sau:

  1. Nhận thông tin từ phía khách hàng (nhu cầu sử dụng điện và chi phí lắp đặt).
  2. Khảo sát miễn phí và tư vấn hệ thống lắp đặt phù hợp cho khách hàng
  3. Lên bản vẽ kỹ thuật và thiết lập dự toán
  4. Ký kết hợp đồng giữa 2 bên
  5. Tiến hành lắp đặt hệ thống
  6. Bảo hành và bảo trì hệ thống

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lắp điện năng lượng mặt trời, hi vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích để có phương án lắp đặt điện mặt trời tối ưu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hệ thống điện mặt trời, bạn đọc có thể gọi tới hotline 0946868498 để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn chi tiết.

ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

  • Hotline: 0826 889 489 – 0946868498
  • Website: dienmattroivietnam.com
  • Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội