Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng đang được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với những lợi thế sẵn có, năng lượng tái tạo được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ năng lượng tái tạo là gì, vai trò và các lợi ích của nguồn năng lượng này. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bạn nhé!
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng đến từ tự nhiên, có khả năng tự bổ sung, đồng thời thường phát ra lượng khí thải carbon thấp hoặc bằng không.
Ví dụ về năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Đây là các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, có sẵn ở mọi nơi trên trái đất và được bổ sung, tái tạo hàng ngày.
Năng lượng tái tạo trái ngược hoàn toàn với năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt. Đây là những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được và phải mất hàng triệu năm để có thể hình thành & cho con người khai thác. Các nguồn nhiên liệu này không chỉ dần cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm môi trường khi phát thải những khí nhà kính có hại như CO2…
Do đó, để đảm bảo về an ninh năng lượng cũng như giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển hướng sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thay thế và bổ sung cho các nguồn năng lượng hóa thạch khan hiếm.
Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay
Trên thế giới hiện nay có các loại năng lượng tái tạo phổ biến sau:
Năng lượng mặt trời
Là một trong những nguồn năng lượng dồi dào và có sẵn nhiều nhất trên trái đất. Nguồn năng lượng này hoàn toàn miễn phí và được tạo ra hàng ngày. So với các nguồn tài nguyên tái tạo khác, năng lượng mặt trời có thể khai thác dễ dàng với nguồn chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng mặt trời mang đến hiệu quả cao nên được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng thường được khai thác dưới dạng nhiệt năng và quang năng, chẳng hạn như các hệ thống năng lượng mặt trời, bình nước nóng năng lượng mặt trời…
Xem thêm: Các ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Đây là nguồn năng lượng sạch và cũng rất dồi dào. Tuy nhiên, năng lượng này chỉ được khai thác ở những nơi nhiều gió (hạn chế về khu vực lắp đặt). Bên cạnh đó, việc khai thác điện từ năng lượng gió cũng phức tạp và tốn kém hơn, cần nhiều không gian hơn so với các hệ thống năng lượng mặt trời. Do đó mà ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, sản lượng điện mặt trời vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với điện gió.
Thủy điện
Thủy điện là một trong những nguồn năng lượng được phát triển thương mại nhiều nhất. Bằng việc xây dựng các con đập, năng lượng của dòng nước sẽ làm quay tuabin và tạo ra điện. Dù có cơ chế hoạt động đơn giản nhưng thủy điện cũng có một số những hạn chế như phụ thuộc vào nguồn nước (mùa khô có thể thiếu nước), chi phí xây dựng tốn kém hay cần đặt ở những khu vực cao.
Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều có thể được khai thác hai lần mỗi ngày để làm quay tuabin và tạo ra điện. Tuy nguồn năng lượng này là không cố định nhưng nó có khả năng dự đoán cao nên có thể bù vào những lúc thủy triều xuống. Do đó, đây cũng là một nguồn năng lượng rất tiềm năng cho những khu vực giáp biển.
Năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng tự nhiên dưới mặt đất. Năng lượng địa nhiệt có thể sử dụng trực tiếp để sưởi ấm hoặc để tạo ra điện. Tuy nhiên, công nghệ khai thác loại năng lượng này vẫn còn hạn chế, phức tạp và khá tốn kém.
Năng lượng sinh khối
Là nguồn năng lượng sinh ra bằng cách chuyển đổi các chất thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt thành nhiên liệu cần cho sản xuất điện (thường liên quan đến việc đốt các vật liệu hữu cơ). Tuy nhiên, việc đốt các vật liệu hữu cơ cũng sinh ra khí thải CO2 và gây ô nhiễm môi trường nên nó không còn là nguồn năng lượng hoàn toàn sạch.
Ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo
Khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống và tương lai của loài người trên trái đất. Tuy nhiên nguồn năng lượng này cũng tồn tại song song cả ưu và nhược điểm. Dưới đây là những lợi ích của năng lượng tái tạo và một số hạn chế của nó.
Ưu điểm
Cung cấp nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt: Do nguồn năng lượng này được tái tạo liên tục nên người dùng có thể khai thác tối đa mà không lo bị cạn kiệt.
Phát thải ít hoặc không phát thải khí carbon: Vì không phải đốt cháy như các nguồn nhiên liệu hóa thạch nên năng lượng tái tạo sẽ không phát thải khí carbon, hoặc có thể phát thải rất ít trong quá trình sản xuất các trang thiết bị.
Bảo vệ môi trường nước và không khí: Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch không chỉ làm trái đất nóng lên mà còn gây ô nhiễm không khí và nguồn nước chúng ta uống. Trong khi đó, sử dụng năng lượng tái tạo sẽ không sinh ra khí nhà kính nên có thể giúp không khí và nước trở nên sạch hơn.
Cung cấp nguồn điện bổ sung hoặc thay thế điện lưới truyền thống: Năng lượng tái tạo chủ yếu được ứng dụng để sản xuất điện năng. Do đó, chúng có thể bổ sung hoặc thay thế phần nào cho nguồn điện năng hiện có.
Tạo việc làm mới cho nhiều người: Ngành năng lượng tái tạo phát triển kéo theo việc cần nhiều nhân công hơn. Từ đó tạo cơ hội việc làm cho nhiều người.
Nhược điểm
Vốn đầu tư cao hơn: Tuy không cần nhiên liệu nhưng chi phí ban đầu để lắp đặt các hệ thống điện mặt trời, điện gió rất tốn kém. Đặc biệt ở quy mô lớn như các nhà máy điện mặt trời, các trạm năng lượng mặt trời… đòi hỏi phải đầu tư đáng kể cả về đất đai, cơ sở hạ tầng điện và các trang thiết bị cho hệ thống.
Chịu ảnh hưởng của thiên nhiên: Các nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nước… sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Do đó cũng sẽ tác động đến việc sản xuất điện của các hệ thống này.
Thách thức trong lưu trữ năng lượng: Do tính chất của năng lượng tái tạo là không liên tục nên cần có hệ thống lưu trữ năng lượng để lưu lại sử dụng khi cần. Tuy nhiên, các công nghệ lưu trữ ngày nay vẫn tương đối đắt tiền và một số còn liên quan đến độ an toàn và tuổi thọ của nó.
Phụ thuộc vào vị trí lắp đặt: Hiệu quả của các hệ thống năng lượng tái tạo phụ thuộc rất nhiều vào vị trí lắp đặt và môi trường xung quanh. Ví dụ, hệ thống điện mặt trời hoạt động tốt nhất ở những khu vực có nhiều nắng, ít mưa và cần lắp ở những nơi thoáng đãng, không có vật che bóng. Hoặc với hệ thống điện gió, cần lắp ở các khu vực nhiều gió như gần biển hoặc các cánh đồng rộng lớn.
Thực trạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo đang ngày càng được quan tâm và phát triển không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Nguồn năng lượng này được khai thác và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Có thể kể đến các thiết bị điện chạy bằng năng lượng mặt trời như đèn năng lượng mặt trời, quạt tích điện năng lượng mặt trời, máy bơm nước năng lượng mặt trời… hay các hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng gió cung cấp điện năng cho toàn bộ ngôi nhà.
Trong đó, ứng dụng trong các hệ thống điện năng lượng là hiệu quả và phổ biến nhất. Công suất điện mặt trời và điện gió tăng nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2023, tổng công suất điện tái tạo tăng trưởng như sau:
Năm 2011, sản lượng điện tái tạo đạt 0.1 TWh. Đến năm 2021, sản lượng lên tới 28.3 TWh (tăng 75.4%/năm so với năm 2011). Đến đầu tháng 01/2023 đạt 2.98 tỷ kWh.
Trong đó, cơ cấu điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn năng lượng tái tạo. Riêng điện mặt trời đạt 1.70 tỷ kWh, điện gió đạt 1.21 tỷ kWh, còn lại là các nguồn năng lượng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Từ số liệu trên, có thể thấy năng lượng mặt trời đang là nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng nhất, đóng góp tích cực cho nền kinh tế và sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta và không làm tổn hại đến thế hệ mai sau, chúng ta hãy cùng nhau chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng một đất nước tốt đẹp, văn minh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về năng lượng tái tạo là gì, các nguồn năng lượng tái tạo và ứng dụng của nó trong đời sống, hi vọng đã đem đến cho độc giả những kiến thức bổ ích. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về điện năng lượng mặt trời, có thể truy cập vào website dienmattroivietnam.com hoặc liên hệ trực triếp cho chúng tôi để được giải pháp nhanh nhất.
ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0826 889 489 – 0946 868 498
Website: dienmattroivietnam.com
Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội