Bảng giá điện sinh hoạt cung cấp cho người dùng các thông tin về mức giá bán lẻ điện sinh hoạt, cho phép các hộ gia đình tính toán chi phí hóa đơn tiền điện, từ đó biết cách tiết kiệm và sử dụng điện một cách hiệu quả. Vậy giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu? Cách tính tiền điện sinh hoạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?
Theo quy định của nhà nước ban hành, giá bán lẻ điện sinh hoạt là mức giá điện được áp dụng cho các hộ gia đình, đơn vị sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt, đã ký kết hợp đồng mua bán điện với đơn vị cung cấp điện là EVN.
Hiện nay, giá điện nhà nước được chia làm 6 bậc. Dựa vào mức tiêu thụ điện mà điện được tính theo các mức giá khác nhau. Đối với các hộ gia đình sử dụng chung công tơ thì sẽ áp dụng giá điện theo nguyên tắc định mức chung.
Bảng giá điện sinh hoạt 6 bậc hiện nay của EVN
Giá điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, tương ứng với các mức sử dụng điện như sau:
Bậc 1: (0 – 50kWh), tương đương 50 số điện đầu tiên sẽ có giá 1.806 đồng/kWh
Bậc 2: (51 – 100kWh), tương đương 50 số điện tiếp theo sẽ có giá 1.866 đồng/kWh
Bậc 3: (101 – 200kWh), tương đương 100 số điện tiếp theo có giá 2.167 đồng/kWh
Bậc 4: (201 – 300kWh), tương đương 100 số điện tiếp theo có giá 2.729 đồng/kWh
Bậc 5: (301 – 400kWh), tương đương 100 số điện tiếp theo có giá 3.050 đồng/kWh
Bậc 6: (401kWh trở lên) giá điện sẽ là 3.151 đồng/kWh
Như vậy, với mức tiêu thụ điện càng nhiều thì chi phí tiền điện phải trả sẽ càng cao. Do đó, để giảm thiểu hóa đơn tiền điện cho gia đình mình, bạn nên có phương án tiết kiệm và sử dụng điện hợp lý.
Xem thêm: Giá điện kinh doanh hiện nay bao nhiêu?
Cách tính tiền điện sinh hoạt chính xác, nhanh chóng
Để tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng rất đơn giản, bạn chỉ cần xác định số điện tiêu thụ hàng tháng của gia đình mình, sau đó phân chúng vào các bậc tương ứng và cộng tổng số tiền điện tại các bậc với nhau để ra số tiền điện phải trả.
Số tiền điện phải trả = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + …. + Tiền điện bậc 6 nếu có) + 8% thuế VAT
Ví dụ, nếu gia đình bạn tiêu thụ hết 250 số điện trong 1 tháng thì số tiền điện phải trả sẽ được tính như sau:
- 50 số đầu tính giá điện bậc 1 => Số tiền = 50 x 1.806
- 50 số tiếp theo tính giá điện bậc 2 => Số tiền = 50 x 1.866
- 100 số tiếp theo tính giá điện bậc 3 => Số tiền = 100 x 2.167
- 50 số điện còn lại tính theo giá điện bậc 4 => Số tiền = 50 x 2.729
=> Khi đó, tổng số tiền khách hàng phải trả khi tiêu thụ hết 250 số điện sẽ là:
(50 x 1.806 + 50 x 1.866 + 100 x 2.167 + 50 x 2.729) + 8% thuế VAT = 536.750 x 1.08 = 579.496 VNĐ
Như vậy với bảng giá điện sinh hoạt và công thức tính tiền điện do SUNEMIT cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc dễ dàng tính được chi phí hóa đơn tiền điện phải trả cho gia đình mình. Cũng như biết mức sử dụng điện của gia đình hàng tháng để so sánh và có phương án sử dụng điện tiết kiệm nhất.
Ngoài điện sinh hoạt, nhà nước còn chia giá điện theo từng đối tượng sử dụng khác nhau, chẳng hạn như điện kinh doanh và điện sản xuất. Để biết mức giá áp dụng với các nhóm khách hàng này, bạn đọc có thể theo dõi tại dienmattroivietnam.com