SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Năng lượng hóa thạch đã tạo ra một phần lớn năng lượng cho xã hội hiện nay. Vậy năng lượng hóa thạch là gì? Có những loại nhiên liệu hóa thạch nào? Ứng dụng và tác động của chúng ra sao? Cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Năng lượng hóa thạch là gì?

Năng lượng hóa thạch (hay nhiên liệu hóa thạch) là các nhiên liệu tự nhiên được hình thành từ quá trình phân hủy động thực vật qua hàng triệu năm. Các nhiên liệu hóa thạch này thường chứa một lượng lớn carbon và hydro, có thể đốt cháy để tạo ra năng lượng.

năng lượng hóa thạch là gì

Các loại nhiên liệu hóa thạch hiện nay

Nhiên liệu hóa thạch gồm các loại sau:

Than đá

Là một loại đá rắn, được hình thành từ xác thực vật bị nén chặt và biến đổi trong lòng đất qua hàng triệu năm. Than đá được khai thác dưới 2 hình thức: khai thác ngầm từ các mỏ sâu dưới lòng đất hoặc khai thác bề mặt.

Than đá chứa nhiều cacbon nên là loại nhiên liệu thải nhiều carbon nhất khi đốt.

Dầu mỏ

Là nhiên liệu hóa thạch lỏng, được tạo thành từ xác động vật và thực vật biển chết tích tụ dưới đáy biển. Loại nhiên liệu này được khai thác bằng cách khoan trên đất liền hoặc trên biển…

Dầu mỏ còn được ví như “Vàng đen” bởi chúng sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.

Khí đốt (tự nhiên)

Được hình thành từ xác động thực vật phù du chìm sâu dưới đáy biển. Sau đó bị chôn vùi và tạo thành đá phiến hữu cơ. Dưới áp suất và nhiệt độ, đá phiến tạo thành sáp và được chuyển thành khí tự nhiên.

Đây là loại nhiên liệu hóa thạch ít ô nhiễm và ít tốn kém hơn so với 2 loại nhiên liệu hóa thạch trên.

Ứng dụng của năng lượng hóa thạch

Năng lượng hóa thạch được khai thác rộng rãi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, gồm:

  • Sản xuất điện: Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên để sản xuất ra điện năng, phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống, xã hội.
  • Giao thông vận tải: Các nhiên liệu đốt như xăng, dầu diesel cung cấp cho ô tô, xe máy hay các loại phương tiện khác đều được sản xuất từ dầu mỏ.
  • Công nghiệp: Nhiên liệu hóa thạch có thể được đốt cháy để tạo ra nhiệt hoặc điện cung cấp các quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất thủy tinh, gốm sứ…
  • Nông nghiệp: Rất nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp được sản xuất từ dầu mỏ.
  • Trong đời sống: Khí đốt tự nhiên được sử dụng để nấu ăn (dùng cho bếp gas, lò nướng) hoặc để sưởi ấm (trong các hệ thống sưởi ấm nhà cửa).
Ứng dụng của năng lượng hóa thạch là gì
Năng lượng hóa thạch được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Ưu và nhược điểm của năng lượng hóa thạch

Ưu điểm

  • Hiệu quả về mặt chi phí: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch dễ dàng khai thác và có thể tạo ra sản lượng điện năng, nhiệt năng lớn. Do đó, xét về hiệu quả chi phí, chúng ít tốn kém hơn.

Nhược điểm

  • Là nguồn năng lượng không tái tạo và cạn kiệt theo thời gian.
  • Phát thải khí nhà kính: Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch gây phát thải lượng khí thải lớn, khiến trái đất nóng lên và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
  • Gây ô nhiễm môi trường: Phát thải khí CO2 gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí, tác động xấu đến sức khỏe con người và sự sống của các loài động, thực vật trên trái đất.

Tác động của năng lượng hóa thạch đến môi trường

Năng lượng hóa thạch dù đóng vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, nhưng nó lại gây ra những tác động đáng kể đến môi trường, đó là:

  • Biến đổi khí hậu: Khai thác năng lượng hóa thạch gây phát thải lượng lớn CO2 và các khí nhà kính, sinh ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Lượng CO2 và các khí thải tạo ra có thể gây các bệnh về hô hấp và tim mạch, ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Ô nhiễm nước: Các tai nạn từ việc khai thác dầu như tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước biển, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật biển cũng như các hoạt động kinh tế trên biển (du lịch và đánh bắt cá).
  • Suy thoái đất: Khai thác than đá lộ thiên sẽ làm mất lớp đất màu mỡ, gây xói mòn đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của động thực vật.

Năng lượng hóa thạch gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, chúng ta cần chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện… Đây là những nguồn năng lượng gần như vô tận, luôn tái tạo liên tục, ít ảnh hưởng xấu đến môi trường, là giải pháp cần thiết giúp chống lại quá trình biến đổi khí hậu và giúp các quốc gia phát triển một cách bền vững.

Hi vọng với bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ năng lượng tái tạo là gì, ưu nhược điểm và những tác động của chúng đến môi trường, từ đó chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch để đóng góp tích cực cho môi trường, xã hội và đất nước.