SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Điện 3 pha là gì? Điện 3 pha khác gì so với điện 1 pha và điện 2 pha? Điện 3 pha có dùng được cho sinh hoạt không hay chỉ dùng cho sản xuất công nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Điện 3 pha là gì?

Điện 1 pha là gì?

Điện 1 pha là nguồn điện có 1 dây dẫn mang điện (dây nóng) và 1 dây trung tính (dây lạnh). Đây là nguồn điện dân dụng phổ biến nhất, thường được sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.

Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha là nguồn điện có 3 dây dẫn mang điện và 1 dây trung tính. Nguồn điện này được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại, là những khu vực có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao.

Điện 2 pha là gì?

Theo quy ước của ngành điện, số pha được tính bằng với số dây nóng (dây dẫn mang điện). Do đó, điện 2 pha sẽ là nguồn điện có 2 dây nóng và thường không có dây trung tính.

Trên thực tế, điện 2 pha rất hiếm gặp, chúng ít được mọi người biết đến bởi chỉ mới được phát minh cách đây không lâu.

Về ứng dụng, loại điện này chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu và chế tạo máy móc như ổn áp 2 pha lửa, cầu dao 2 pha…

Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha và 3 pha

Điện 1 pha Điện 2 pha

Điện 3 pha

Số lượng dây pha
  • 1 dây nóng (dây pha) và 1 dây lạnh (dây trung tính)
  • 2 dây nóng, không có dây lạnh
  • 3 dây nóng và 1 dây lạnh
Hiệu điện thế
  • Điện áp 1 pha: 220V (tại Việt Nam).
  • Tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, điện áp 1 pha được quy định thấp hơn: 100V, 110V, 120V…
  • Điện áp 2 pha: 220V.
  • Vì dù có 2 dây nóng nhưng 1 dây có trị số rất thấp, khoảng từ 3V~5V. Do đó, điện áp 2 pha vẫn là 220V. Điều này cho phép nguồn điện có thể sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha.
  • Điện áp 3 pha: 380V (tại Việt Nam).
  • Tại mỗi quốc gia, điện áp 3 pha cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế… 
  • Điện áp 3 pha tại một số nước trên thế giới như sau:
  • Tại Mỹ: 220V
  • Tại Nhật Bản: 200V
Ứng dụng
  • Sử dụng trong sinh hoạt gia đình và các thiết bị công suất nhỏ.
  • Ít phổ biến, thường dùng trong các nghiên cứu và ứng dụng đặc biệt.
  • Dùng cho sản xuất công nghiệp, các hệ thống máy móc, thiết bị có công suất lớn.
Hiệu quả và độ ổn định
  • Điện 1 pha và điện 2 pha thường có độ ổn định thấp hơn. Chúng chỉ phù hợp với những ứng dụng nhỏ lẻ và đòi hỏi mức công suất thấp.
  • Điện 3 pha có hiệu quả và độ ổn định cao hơn, phù hợp với truyền tải điện năng trong lĩnh vực công nghiệp.
Chi phí lắp đặt và bảo trì
  • Chi phí lắp đặt và bảo trì thấp hơn.
  • Chi phí lắp đặt và bảo trì cao nhưng hiệu quả và khả năng cung cấp công suất cũng cao hơn.

Điện ba pha có dùng cho sinh hoạt không?

Với các đặc điểm kể trên thì điện 3 pha sẽ được dùng cho các thiết bị điện 3 pha, các máy móc thiết bị công suất lớn, thường có trong các khu sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống điện 3 pha cũng được lắp đặt trong nhiều hộ gia đình để tận dụng lợi thế của nguồn cấp điện này.

Khi đó, hệ thống điện 3 pha vừa có thể cung cấp điện năng cho các thiết bị công suất lớn như hệ thống thang máy, vừa có thể chuyển đổi thành điện 1 pha 220V sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình nhờ lắp thêm máy ổn áp.

Tuy nhiên, so sánh về giá điện thì điện 3 pha có giá thành cao hơn điện 1 pha. Để thấy rõ sự chênh lệch giữa 2 loại điện này, bạn có thể so sánh giá điện kinh doanh (thường là điện 3 pha) và bảng giá điện sinh hoạt (thường là điện 1 pha) chi tiết.

Điện 3 pha và điện 1 pha

Những lợi ích khi sử dụng điện 3 pha

Vì sao rất nhiều hộ gia đình lựa chọn lắp điện 3 pha trong khi giá điện 3 pha cao hơn, nguyên nhân là do những lợi ích của hệ thống điện 3 pha mang lại, đó là:

  • Truyền tải điện năng hiệu quả, giảm tổn thất điện năng do dòng điện trong các dây pha có thể bù trừ lẫn nhau.
  • Cung cấp công suất ổn định cho tải, tăng độ bền cho thiết bị điện.
  • Hệ thống yêu cầu dây dẫn kích thước nhỏ hơn nên tiết kiệm chi phí hơn so với điện 1 pha.
  • Khả năng chuyển đổi linh hoạt: Điện 3 pha có thể chuyển đổi thành điện 1 pha để cung cấp cho các tải nhỏ hơn.
  • Ứng dụng rộng rãi: sử dụng cho các khu sản xuất công nghiệp, hệ thống điều hòa, thang máy và nhiều thiết bị có công suất lớn khác.

Hi vọng với những thông tin cung cấp trên đây, dienmattroivietnam.com đã giúp bạn đọc hiểu rõ về các khái niệm điện 3 pha là gì, điện 2 pha, 1 pha và sự khác biệt giữa chúng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.