Để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhà nước đã có những chính sách áp dụng đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Theo đó để đáp ứng các yêu cầu này, những doanh nghiệp thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sẽ phải đưa ra những giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong đó, điện mặt trời là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng các tiêu chuẩn này. Vậy lợi ích khi lắp điện mặt trời cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là những đơn vị có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm lớn, được quy định bởi Chính phủ (căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công thương). Cụ thể, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm bao gồm:
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 tấn dầu (1.000 TOE) trở lên mỗi năm.
- Các công trình xây dựng như trụ sở, văn phòng, nhà ở, cơ sở giáo dục, y tế, giải trí, siêu thị, nhà hàng, khách sạn có mức tiêu thụ từ 500 tấn dầu (500 TOE) trở lên.
Theo đó, hàng năm Sở Công Thương sẽ có trách nhiệm lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và trình lên UBND tỉnh, thành phố, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 02 của năm báo cáo đó.
Những giải pháp cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Đối với các doanh nghiệp nằm trong danh sách “Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm”, những đơn vị này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc phải đối diện với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán năng lượng cho đến nguy cơ bị xử phạt nếu phát thải vượt mức quy định. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm giảm uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Mặc dù có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhưng những giải pháp này rất chung chung, khó thực hiện và yêu cầu mức đầu tư lớn, khiến việc áp dụng trở nên khó khăn. Có thể kể đến như các giải pháp: cải tiến công nghệ, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo và nâng cao chuyên môn của người quản lý về cách thức quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả…
Vì vậy để giải quyết các vấn đề này, các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn. Trong đó, điện mặt trời được đánh giá là một giải pháp tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích dài hạn cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí năng lượng mà còn giúp bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
Điện mặt trời cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Việc lắp đặt điện mặt trời hay các giải pháp điện tái tạo khác mang đến những lợi ích thiết thực đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, đó là:
Giảm chi phí sử dụng năng lượng: Các doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời có thể giảm đáng kể chi phí tiền điện, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm có giá điện sản xuất cao. Ví dụ, sử dụng điện mặt trời vào khung giờ từ 9h30 đến 11h30 sáng khi sản lượng điện mặt trời cao nhất. Hoặc tận dụng năng lượng dự trữ từ hệ thống pin vào các giờ thấp điểm để sử dụng điện vào các giờ cao điểm (5h đến 8h tối), giúp tránh trả giá điện cao trong giờ cao điểm và giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia.
Giảm phụ thuộc vào điện lưới quốc gia: Lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện quốc gia. Cung cấp nguồn điện liên tục, ổn định, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi có sự cố mất điện hoặc tình trạng thiếu điện. Điển hình là ở khu vực miền Bắc, mùa hè thường xảy ra thiếu điện, điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất và chịu thiệt hại lớn về tiến độ và đơn hàng khi liên tục bị cắt điện.
Cải thiện môi trường làm việc: Lắp điện mặt trời áp mái còn có tác dụng làm mát không gian nhà xưởng hiệu quả, đặc biệt là đối với các nhà xưởng mái tôn. Việc giảm nhiệt tỏa xuống từ mái sẽ giúp giảm chi phí sử dụng điều hòa và chi phí làm mát, tạo môi trường làm việc tốt hơn cho công nhân viên, từ đó góp phần tăng năng suất lao động.
Tránh thuế carbon: Các quốc gia như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Singapore đã bắt đầu áp dụng thuế carbon đối với các sản phẩm xuất khẩu từ các quốc gia có lượng khí thải cao. Để tránh bị đánh thuế này, các doanh nghiệp cần đạt được chứng nhận xanh. Việc sử dụng điện mặt trời giúp doanh nghiệp giảm thiểu khí thải carbon, từ đó đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và có thể xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế mà không lo bị chịu thuế carbon.
Tăng uy tín và thương hiệu: Sử dụng điện mặt trời giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết bảo vệ môi trường và trở thành một “doanh nghiệp xanh“. Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, chứng nhận “xanh” cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực.
Như vậy, có thể thấy sử dụng điện mặt trời chính là một giải pháp hiệu quả, tiềm năng, không chỉ giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu khắt khe đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, mà còn nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng trách nhiệm với xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
Để được tư vấn và lắp đặt điện mặt trời, doanh nghiệp có thể liên hệ dienmattroivietnam.com để được hỗ trợ chi tiết nhất!