Có 3 mô hình năng lượng mặt trời cơ bản: hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống hòa lưới và hòa lưới có lưu trữ. Mỗi loại hệ thống đều yêu cầu các thiết bị riêng nhằm đáp ứng từng tiêu chí của hệ thống. Để giúp người dùng hiểu rõ mình cần loại nào giữa các mô hình này, chúng tôi đã phân tích và so sánh sự khác nhau giữa 3 hệ thống. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu!
Mô hình điện mặt trời độc lập (hệ thống Off-grid)
Là hệ thống điện hoạt động hoàn toàn độc lập với điện lưới. Nó là giải pháp tốt nhất để cung cấp điện cho các khu vực xa xôi, khó kéo điện lưới hoặc nơi có nguồn điện chập chờn, không ổn định.
Ưu điểm:
- Hệ thống điện mặt trời độc lập có thể lắp đặt ở bất kỳ khu vực nào vì không phụ thuộc vào điện lưới, ví dụ như vùng sâu vùng xa, hải đảo, trên tàu thuyền…
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Do không được kết nối với lưới điện nên hệ thống cần có bộ lưu trữ bằng pin hoặc ắc quy. Pin lưu trữ có tuổi thọ và khả năng lưu điện tốt nhưng lại có giá thành khá cao. Điều này khiến chi phí lắp đặt hệ thống cao hơn nhiều so với các hệ thống điện mặt trời có nối lưới. Còn đối với ắc quy, tuy có giá thành rẻ hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn, chu kỳ phóng, nạp điện gây hao mòn, làm ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển đổi điện.
- Chỉ cung cấp 1 nguồn điện duy nhất là điện mặt trời. Do đó, người dùng cần tính toán chính xác lượng điện năng tiêu thụ mỗi ngày để đầu tư một hệ thống phù hợp. Đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho ngôi nhà. Vì nếu không cung cấp đủ, thiết bị sẽ ngừng hoạt động, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của con người.
Mô hình điện mặt trời hòa lưới (hệ thống On-grid)
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới sẽ được kết nối với lưới điện quốc gia. Khi đó, trong hệ thống sẽ tồn tại hai nguồn điện là: điện lưới và điện từ các tấm pin mặt trời. Vì hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động phụ thuộc vào thời tiết, mùa, thời gian trong ngày nên sản lượng điện tạo ra sẽ không ổn định. Khi đó, điện lưới sẽ hỗ trợ bù vào lượng cần thiết để đảm bảo luôn cung cấp đủ điện năng cho ngôi nhà.
Ưu điểm:
- Giá thành tốt: Hệ thống có cấu tạo khá đơn giản, không cần trang bị thêm một số thiết bị như các hệ thống khác nên có giá thành ở mức vừa phải, giúp nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng.
- Luôn cung cấp đủ điện cho ngôi nhà: Người dùng không phải lo lắng về việc hệ thống không tạo ra đủ điện năng trong những ngày nhiều mây hay mưa. Bởi luôn có nguồn điện lưới dự phòng để bổ sung khi cần.
- Có thể bán lại điện dư thừa: Nếu hệ thống tạo ra lượng điện năng dư thừa, chủ nhà có thể gửi lượng điện năng này trở lại lưới điện để bán cho EVN thông qua công tơ điện 2 chiều (khi có giá FIT trở lại).
- Hệ thống có tuổi thọ lâu dài. Do những vấn đề như đột biến của tải hay điện áp trên đường dây, nguồn điện đều không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống.
Với cách hoạt động trên và giá thành hợp lý, hệ thống hòa lưới đang là loại phổ biến nhất được lắp đặt tại các hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người dùng có thể sử dụng linh hoạt giữa 2 nguồn điện để vừa giảm thiểu hóa đơn tiền điện, vừa tối ưu chi phí lắp đặt ban đầu cho mình.
Nhược điểm:
- Hệ thống vẫn mất điện khi mất điện lưới. Vì biến tần sử dụng trong hệ thống này là biến tần hòa lưới. Chúng vẫn cần một lượng điện nhỏ để kích hoạt và chuyển đổi từ điện DC thành điện AC.
Mô hình điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ (hệ thống Hybrid)
Hệ thống năng lượng mặt trời hybrid là sự kết hợp giữa hai hệ thống hòa lưới và độc lập. Chúng vừa có tính năng lưu trữ điện năng dư thừa, vừa có thể hòa vào lưới điện để bù điện lưới khi thiếu điện. Đồng thời, vẫn cung cấp điện năng cho ngôi nhà ngay cả khi mất điện.
Với những chức năng trên, mô hình hoạt động theo cơ chế như sau:
- Khi hệ thống sản xuất điện năng dư thừa: Sau khi sử dụng cho các thiết bị điện, năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ trong pin. Sau khi pin được sạc đầy, điện dư thừa sẽ được đẩy lên lưới điện (bán cho điện lưới).
- Khi hệ thống sản xuất điện mặt trời không đủ: Trước tiên, hệ thống sẽ lấy điện từ bộ lưu trữ để cung cấp cho các thiết bị điện. Nếu vẫn không đủ, hệ thống sẽ bù thêm điện lưới vào để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.
Theo nguyên lý hoạt động trên, có thể thấy hệ thống hybrid là hệ thống linh hoạt nhất hiện có, có thể lấy năng lượng từ 3 nguồn: từ các tấm pin mặt trời, từ điện lưới và từ pin lưu trữ.
Ưu điểm:
- Tối ưu hóa lượng điện năng tạo ra: Do hệ thống có thể lưu trữ điện năng được tạo ra vào ban ngày và sử dụng nó vào ban đêm.
- Cung cấp điện năng cả khi mất điện: Với nguồn điện từ pin lưu trữ, hệ thống vẫn hoạt động và cung cấp điện năng cho các thiết bị điện ngay cả khi điện lưới bị cắt.
- Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, chi phí vận hàng bằng 0.
- Hệ thống được tích hợp nhiều tính năng bảo vệ, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn ngay cả khi xảy ra một vài sự cố.
Nhược điểm:
- Giá thành lắp đặt ban đầu cao hơn so với hệ thống hòa lưới do tích hợp thêm bộ lưu trữ. Do đó, thời gian hoàn vốn cũng lâu hơn. Tuy nhiên, hệ thống giúp người dùng có thể tự chủ về nguồn điện, không lo bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất hay sinh hoạt của người lắp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các mô hình năng lượng mặt trời hiện nay. Nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi – Công ty điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT để được hỗ trợ nhanh nhất.
ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
- Hotline: 0826 889 489 – 0946868498
- Website: dienmattroivietnam.com
- Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội