SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

0826 889 489Hotline

Đèn năng lượng mặt trời là một thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng chiếu sáng đèn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo đèn năng lượng mặt trời và nguyên lý hoạt động của chúng, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính sau:

Tấm pin năng lượng mặt trời

Là bộ phận quan trọng của mọi loại đèn năng lượng mặt trời, có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng. Pin mặt trời thường được làm từ silicon, chúng được phân thành 3 loại chính: mono (đơn tinh thể), poly (đa tinh thể) và pin màng mỏng.

Tấm pin mặt trời có thể được lắp liền với đèn (phía sau hoặc trên đỉnh đèn), hoặc tấm pin lắp rời, cho phép người dùng dễ dàng di chuyển tấm pin đến địa điểm thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

Pin hoặc ắc quy lưu điện

Là bộ phận giúp lưu trữ điện năng được tạo ra từ tấm pin mặt trời. Thiết bị này thường được làm bằng pin lithium có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt tốt và lưu trữ được nguồn năng lượng lớn.

Bộ điều khiển sạc

Là thành phần có chức năng quản lý quá trình sạc và xả pin, giúp điều chỉnh dòng điện nạp vào pin lưu điện (dòng điện tạo ra từ tấm pin mặt trời). Bộ điều khiển sạc giúp bảo vệ pin khỏi tình trạng quá tải và xả quá mức, giúp kéo dài tuổi thọ của pin.

Bóng đèn LED

Là thiết bị thực hiện chức năng chiếu sáng. Bóng đèn LED có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ cao, thường được sử dụng cho các hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời.

Bộ cảm biến ánh sáng

Bộ phận này sẽ tự động phát hiện ánh sáng/ bóng tối để có thể tự động bật/ tắt đèn mà người dùng không cần phải trực tiếp điều khiển.

đèn led năng lượng mặt trời

Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý cơ bản như sau:

1. Ban ngày, tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng. Sau đó, điện năng được truyền đến bộ điều khiển sạc và nạp vào pin lưu điện.

2. Ban đêm, bộ cảm biến ánh sáng sẽ tự động phát hiện thiếu sáng và kích hoạt đèn LED. Khi đó, năng lượng trong pin lưu trữ sẽ được sử dụng để cấp điện chiếu sáng bóng đèn. Cùng với đó, bộ điều khiển sạc cũng thực hiện tính năng giám sát năng lượng trong pin để đảm bảo đèn không sử dụng cạn kiệt pin và không gây hỏng hóc.

Cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời

Ưu điểm của đèn đường năng lượng mặt trời

Việc sử dụng đèn LED năng lượng mặt trời mang đến nhiều lợi ích hơn so với các loại đèn thông thường, cụ thể như sau:

  • Tiết kiệm chi phí tiền điện: Đèn năng lượng mặt trời sử dụng năng lượng mặt trời miễn phí để chiếu sáng, do đó chúng không tiêu tốn điện lưới.
  • Thân thiện với môi trường: Vì đèn năng lượng mặt trời không sử dụng điện lưới nên chúng không tiêu tốn nguồn nhiên liệu hóa thạch, không phát thải khí carbon nên không gây ô nhiễm môi trường.
  • Dễ dàng lắp đặt: Đèn năng lượng mặt trời có đường truyền ngắn gọn, không cần dây điện rườm rà nên có thể lắp đặt linh hoạt ở bất cứ đâu.
  • Chi phí bảo trì thấp: Đèn thường có tuổi thọ cao, khả năng chống nước và bảo vệ khỏi các tác động từ môi trường tốt, do đó chúng ít tốn chi phí bảo vệ và bảo trì.
  • Đèn vẫn chiếu sáng dù mất điện.

Hi vọng với những thông tin về cấu tạo đèn năng lượng mặt trời và nguyên lý hoạt động trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực năng lượng mặt trời, muốn sử dụng điện năng lượng mặt trời cho toàn bộ các thiết bị trong gia đình mình, hãy liên hệ dienmattroivietnam.com để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.

Liên hệ: Hotline 0826 889 489 – Email: dienmattroi@sunemit.com