Công suất biểu kiến là một trong những thuật ngữ chúng ta có thể bắt gặp trong lĩnh vực điện. Tuy nhiên do ít được sử dụng và ít được ghi trên các thiết bị điện nên chúng ít được người dùng biết đến hơn. Vì vậy, để giải đáp cho những ai chưa biết công suất biểu kiến là gì, dienmattroivietnam.com đã tổng hợp các thông tin trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu!
Tìm hiểu về công suất biểu kiến (S)
Đối với nguồn điện 1 chiều DC, công suất là tích của điện áp và dòng điện.
Đối với nguồn điện xoay chiều AC, công suất gồm có 3 loại: công suất biểu kiến, công suất hoạt động và công suất phản kháng. Trong đó:
- Công suất biểu kiến (S) - Là tổng công suất chạy trong một mạch điện. Bao gồm cả công suất hữu ích (công suất thực) và công suất phản kháng. Đây là công suất lý tưởng, được đo bằng vôn-ampe (VA) hoặc kilô vôn-ampe (kVA). Công thức tính công suất biểu kiến là S = U x I
- Công suất hữu ích (P) – Là lượng điện năng tiêu thụ hoặc sử dụng trong mạch điện xoay chiều. Đây chính là phần công suất thực giúp các thiết bị điện hoạt động. Công suất thực được đo bằng watt (W) và có công thức tính là P = U x I x cos𝜙
- Công suất phản kháng (Q) – Công suất phản kháng không thực hiện công có ích, thay vào đó là phần cần thiết để thiết lập và duy trì từ trường, điện trường trong mạch. Công thức tính công suất phản kháng là Q = U x I x sin𝜙 và có đơn vị đo là VAR.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa dòng điện DC và dòng điện AC
Công thức tính công suất biểu kiến là gì?
Công suất biểu kiến (S) là tích của điện áp (U) và dòng điện (I) không có góc pha.
- Khi đó, Công suất biểu kiến (S) = U x I = Điện áp x Dòng điện
- Hoặc công thức khác: S²= P²+Q²
Trong đó, S là công suất biểu kiến, P là công suất hoạt động, Q là công suất phản kháng.
- Khi mạch điện chỉ có điện trở thì công suất biểu kiến bằng công suất hoạt động vì không có công suất phản kháng.
- Khi mạch điện có điện cảm hoặc điện dung ngoài điện trở thì công suất biểu kiến (S) sẽ lớn hơn công suất hoạt động (P) vì có thêm phần công suất phản kháng (Q).
Hệ số công suất là gì?
Hệ số công suất là tỷ số giữa công suất hoạt động (P) và công suất biểu kiến (S). Ngoài ra, hệ số công suất cũng là cosin của góc giữa điện áp và dòng điện. Nó luôn được biểu thị bằng %.
Công suất ghi trên các thiết bị điện là công suất gì?
Thông thường, công suất ghi trên các thiết bị điện đó là công suất hữu ích (P), không phải là công suất toàn phần hay công suất biểu kiến như nhiều người nhầm lẫn.
Do đó, nếu thấy thông số công suất ghi trên tấm pin năng lượng mặt trời thì bạn có thể hiểu đó là công suất thực của tấm pin, là công suất hoạt động giúp tấm pin có thể hấp thu ánh sáng và chuyển đổi thành điện năng. Vì vậy, dựa vào công suất tấm pin, chúng ta có thể dễ dàng tính được sản lượng điện tạo ra từ một hệ thống điện mặt trời. Từ đó, có thể lựa chọn được công suất lắp đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.
Khác với công suất thực, công suất biểu kiến thường chỉ được ghi trên các thiết bị như máy biến áp, hoặc được sử dụng trong hệ thống phân phối và truyền tải điện. Chúng ít xuất hiện trên các thiết bị điện thông thường như đồ gia dụng,..
Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về công suất biểu kiến và các kiến thức liên quan. Để được giải đáp các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, đặc biệt là điện năng lượng mặt trời, mời bạn đọc theo dõi dienmattroivietnam.com để biết thêm các thông tin chi tiết.