SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Điện mặt trời áp mái là một mô hình điện mặt trời được ưa chuộng nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật, hệ thống đang được nhà nước khuyến khích phát triển với nhiều chính sách ưu đãi. Vậy điện mặt trời áp mái là gì? Ưu nhược điểm của mô hình này và những chính sách ưu đãi của chính phủ. Đọc ngay bài viết sau để biết thêm thông tin bạn nhé!

Hệ thống điện mặt trời áp mái là gì?

Điện mặt trời áp mái là những hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, có thể là mái nhà dân dụng hoặc các tòa nhà văn phòng, công trình thương mại với công suất không quá 1MW. Trong đó, các hệ thống điện áp mái dành cho dân cư thường có công suất từ 3 đến 20KW. Còn các hệ thống điện mặt trời áp mái lắp đặt trên các tòa nhà văn phòng, công trình thương mại sẽ có công suất lớn hơn khoảng 100KW.

Điện mặt trời áp mái là gì

So với các dự án điện mặt trời mặt đất, hệ thống điện mặt trời áp mái thường có công suất nhỏ hơn nhiều do diện tích mái nhà bị hạn chế và nhu cầu tiêu thụ điện của các dự án này cũng thấp hơn.

Điện mặt trời mái nhà có thể tận dụng được các khoảng không trên mái, phù hợp với nhiều loại mái nhà khác nhau như mái tôn, mái trần hay mái ngói. Tùy vào kết cấu của mái nhà mà các kỹ thuật viên sẽ dựng khung giàn giá đỡ phù hợp để gắn chắc chắn các tấm pin mặt trời lên mái nhà. Đồng thời, tính toán góc nghiêng phù hợp để hệ thống pin thu được lượng bức xạ mặt trời tối ưu, giúp gia tăng sản lượng điện tạo ra từ hệ thống.

Ưu, nhược điểm của hệ thống điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà là mô hình được lắp đặt phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay, cao hơn nhiều so với 2 mô hình khác là điện mặt trời trên mặt đất và điện mặt trời nổi. Nguyên nhân là do mô hình này sở hữu những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Tận dụng được không gian mái nhà, không tốn diện tích đất lắp đặt.
  • Hệ thống đơn giản, dễ dàng lắp đặt.
  • Hỗ trợ chống nóng mái nhà, làm mát không gian bên dưới.
  • Nhận được nhiều ưu đãi từ chính sách khuyến khích của chính phủ.
  • Giúp tiết kiệm tiền điện cho hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • Giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, hạn chế tình trạng mất điện trong các giờ cao điểm hoặc mùa nắng nóng.

Nhược điểm

  • Việc vận chuyển các tấm pin lên mái tốn thời gian và công sức hơn, chi phí thuê nhân công cũng cao hơn.
  • Công suất lắp đặt bị hạn chế do diện tích mái nhà giới hạn.

Ưu nhược điểm của hệ thống điện mặt trời áp mái là gì

Tuy có những hạn chế nhất định, nhưng với những ưu điểm mà hệ thống đem lại, mô hình điện mặt trời áp mái vẫn trở thành hệ thống được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển.

» Xem thêm: Các loại hệ thống điện năng lượng mặt trời

Các quy định về điện mặt trời áp mái hiện nay

Điện mặt trời áp mái được quy định có công suất lắp đặt không quá 1MW và điện áp không quá 35kW. Đồng thời, hệ thống này sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn điện, an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy. Do đó, các hộ gia đình và doanh nghiệp khi lắp đặt điện mặt trời áp mái cần đáp ứng các điều kiện và quy định sau:

Tuân thủ các thủ tục về đầu tư xây dựng: Dựa trên các quy định về cấp giấy phép xây dựng của từng địa phương như: giấy phép xây mới, giấy phép cải tạo/ sửa chữa và giấy phép di dời công trình.

Tuân thủ các kỹ thuật liên quan đến an toàn xây dựng: Dựa trên hướng dẫn kỹ thuật của viện KHCNXD để thực hiện lắp đặt an toàn các hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất dưới 1MW.

Tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy điện mặt trời áp mái: Đối với dự án điện mặt trời áp mái thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. Còn với những đối tượng không thuộc Phụ lục V thì không phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên chủ đầu tư dự án đó sẽ phải đảm bảo an toàn PCCC cho hệ thống theo hướng dẫn của địa phương.

Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường đối với điện mặt trời áp mái: Chủ đầu tư dự án thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chủ động đánh giá tác động môi trường, tuân thủ Luật bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Các quy định về điện mặt trời áp mái là gì

» Xem thêm: Lắp điện mặt trời có phải xin phép không? Quy định mới nhất

Ưu đãi của chính phủ về điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống điện mặt trời áp mái tự sử dụng đang được chính phủ khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện thông qua các cơ chế được quy định trong Quy hoạch điện 8 mới đây.

Theo đó, các chủ đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà sẽ được miễn giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện lực, được ưu tiên cấp vốn, được miễn, giảm thuế và được vay vốn ưu đãi.

Để hiện thực hóa các ưu đãi này, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải ban hành hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục xây dựng, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và an toàn điện đối với các ngôi nhà, công trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay hoặc cung cấp gói cho vay ưu đãi dành cho các chủ đầu tư sử dụng điện mặt trời áp mái, ưu tiên cho các địa phương phía Bắc. Trong khi đó, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí ngân sách hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái dân dụng và đưa ra các phương án miễn, giảm thuế phí vào thực tế.

Những ưu đãi được đưa ra nhằm mục đích từng bước thực hiện Quy hoạch điện 8 của Chính phủ. Mục tiêu đến năm 2030, có đến 50% mái nhà dân và các tòa nhà công sở tự lắp và sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống điện mặt trời áp mái, hi vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích. Để nhận được những ưu đãi của chính phủ, bạn có thể liên hệ dienmattroivietnam.com để lắp đặt điện mặt trời ngay hôm nay.

ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0826 889 489 – 0946 868 498

Website: dienmattroivietnam.com

Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội