Ah là một đơn vị khá quen thuộc trong ngành điện, ký hiệu này thường xuất hiện trên các bảng thông số kỹ thuật của các thiết bị điện. Vậy đơn vị Ah là gì? Ý nghĩa của đơn vị này và cách tính chỉ số Ah như thế nào? Mọi thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Ah là đơn vị gì? Ý nghĩa chỉ số Ah
Ah là viết tắt của Ampe giờ, là đơn vị đo dung lượng lưu trữ của thiết bị lưu trữ điện, chẳng hạn như pin lithium hoặc ắc quy. Cụ thể hơn, đơn vị Ah cho biết cường độ dòng điện mà pin có thể cung cấp trong một giờ.
Đơn vị Ah thường được sử dụng trên các thiết bị có khả năng lưu trữ lớn, ví dụ như ắc quy hoặc pin lưu trữ năng lượng mặt trời, pin xe điện… Còn đối với các loại pin nhỏ sử dụng trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính xách tay… thì dùng loại pin tiêu chuẩn như pin AA hay pin AAA…
Như vậy, Ah hay mAh đều là đơn vị đo dung lượng lưu trữ của pin. Chúng đều đề cập đến lượng pin xả ra trong khoảng thời gian 1 giờ và cho biết pin sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng bao lâu trước khi pin cần sạc lại. Nếu Ah hoặc mAh có giá trị càng cao thì có nghĩa là dung lượng lưu trữ của pin càng cao và thời gian sử dụng pin càng dài.
Quy đổi đơn vị Ah sang mAh
Theo quy ước, đơn vị Ah được quy đổi sang mAh và ngược lại như sau:
- 1Ah = 1000mAh
- 1mAh = 1/1000Ah
Cách tính dung lượng pin (Ah)
Để tính dung lượng lưu trữ của pin hoặc ắc quy, bạn có thể dựa vào công thức sau:
Ah (Ampe giờ) = I (cường độ dòng điện) x T (thời gian phóng điện).
Ví dụ: Một viên pin có cường độ dòng điện 30 ampe (A) và xả hết trong thời gian 30 phút (0.5 giờ) thì dung lượng Ah của pin được tính như sau:
Dung lượng pin = 30 x 0.5 = 15 Ah.
Một ví dụ khác, pin có dòng điện 15A và thời gian xả là 5 giờ thì dung lượng lưu trữ của pin là: 15 x 5 = 75 Ah.
Pin lưu trữ điện mặt trời có dung lượng bao nhiêu?
Đối với hệ thống điện mặt trời, để cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị trong nhà thì dung lượng lưu trữ của pin phải đủ lớn. Trước đây, do công nghệ năng lượng mặt trời vẫn còn tương đối mới ở Việt Nam nên hầu hết các hệ thống điện mặt trời cho gia đình đều sử dụng bộ lưu điện là ắc quy. Ắc quy tuy có giá thành rẻ nhưng khả năng lưu trữ năng lượng lại kém, đồng thời tuổi thọ của chúng cũng thấp. Chính vì thế, các nhà khoa học đã phát triển các loại pin lithium để nâng cao khả năng lưu trữ năng lượng và tuổi thọ của pin.
Hiện nay, các sản phẩm pin lithium dùng để lưu trữ điện mặt trời trên thị trường thường có dung lượng Ah từ 100Ah trở lên. Ví dụ, bộ lưu điện được sử dụng phổ biến nhất trong các hộ gia đình hiện nay là Pin lithium 51.2V 100Ah. Tùy vào nhu cầu lưu điện của gia đình mà bạn có thể kết nối nhiều bộ pin với nhau.
Có nên chọn pin lưu trữ có giá trị Ah cao?
Pin có giá trị Ah càng cao thì dung lượng lưu trữ càng lớn. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của pin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như điện áp pin (V), công suất tiêu thụ… Do đó, khi so sánh giữa các loại pin lưu trữ, người ta thường sử dụng chỉ số Wh nhiều hơn.
Wh là đơn vị thể hiện mức tiêu thụ năng lượng của pin trong 1 giờ (Wh = V * Ah). Từ công thức trên có thể thấy, dù 2 viên pin có chỉ số Ah như nhau nhưng chúng hoạt động ở các mức điện áp khác nhau thì lượng điện năng tiêu thụ cũng khác nhau. Do đó mà thời gian hoạt động của 2 viên pin cũng khác nhau.
Vì vậy, để chọn được loại pin lưu trữ đáp ứng đúng nhu cầu của mình, bạn cần dựa vào cả chỉ số Ah và Wh trên pin. Pin có chỉ số Wh càng cao thì càng lưu trữ được nhiều điện năng và có thể cấp điện cho nhiều thiết bị trong thời gian dài hơn.
Trên đây là các thông tin chi tiết về đơn vị Ah bao gồm đơn vị Ah là gì, ý nghĩa của chỉ số và cách tính dung lượng Ah chính xác, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi này, bạn đọc có thể để bình luận bên dưới để được dienmattroivietnam.com giải đáp chi tiết.