Kể từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2020, nhà nước đã không còn chính sách mua bán điện mặt trời giữa các đơn vị lắp đặt và tập đoàn điện lực EVN. Vậy vì sao EVN dừng mua điện năng lượng mặt trời? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu bạn nhé!
EVN dừng mua điện năng lượng mặt trời từ thời điểm nào?
Trước năm 2021, nhà nước đã khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái bằng cách đưa ra chính sách mua bán điện mặt trời mái nhà (giá FIT). Cụ thể chính sách giá FIT ở mỗi thời điểm như sau:
- Giá FIT 1 được ban hành lần đầu vào năm 2017 với mức giá là 9,35 US cent/ Kwh, cho phép các đơn vị sở hữu hệ thống điện mặt trời áp mái có thể bán điện dư thừa cho EVN.
- Sau đó, chính sách giá đã thay đổi thành FIT 2 kể từ sau ngày 1 tháng 7 năm 2019. Giá FIT 2 được thay đổi thành 6,67 US cent/ Kwh đến 10,87 US cent/ Kwh (do giá bán điện cũng sẽ thay đổi tùy vào khu vực lắp đặt và công nghệ điện mặt trời áp dụng.)
- Tuy nhiên, đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, giá FIT 2 đã hết hiệu lực và kể từ thời điểm này, nhà nước không còn chính sách mua bán điện mặt trời mái nhà nữa.
Đặc biệt, theo Quy hoạch điện 8 được ban hành năm 2024, điện mặt trời mái nhà theo quy định của chính phủ không được đẩy lên lưới. Thay vào đó, người dùng chỉ được lắp đặt với mục đích tự sản tự tiêu. Do đó, đối với các hệ thống điện mặt trời cũ chưa được trang bị tính năng Zero Export thì cần lắp thêm một thiết bị bổ sung để ngăn ngừa điện mặt trời dư phát lên lưới.
Còn đối với những hệ thống điện mặt trời mới, hầu hết các biến tần hòa lưới đều có sẵn tính năng này. Tính năng Zero Export cho phép người dùng có thể tắt hoặc bật chức năng phát lên lưới. Vì vậy, nếu nhà nước có chính sách mua điện trở lại thì người dùng vẫn có thể phát điện dư thừa lên lưới và bán cho EVN.
Vì sao nhà nước không mua lại điện mặt trời mái nhà?
Việc nhà nước không mua lại điện mặt trời mái nhà xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân sau:
Các cơ quan quản lý lo ngại về việc mất an toàn hệ thống điện: Vì khi điện mặt trời phát triển ồ ạt và phát lên lưới thì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện quốc gia, làm gia tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng đường dây điện. Thậm chí, trong trường hợp quá tải có thể gây cháy, chập gây mất an toàn hệ thống.
Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng hệ thống điện mặt trời: Do nguồn điện mặt trời không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết nên để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn thì nhà nước vẫn cần tham gia vào việc quản lý, vận hành và giám sát. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt điện mặt trời có thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra và giám sát chất lượng hệ thống.
Nhà nước cần có thời gian đánh giá lại chính sách để đảm bảo các dự án được triển khai một cách hợp lý, chất lượng nhất, đồng thời đảm bảo định hướng phát triển dài hạn các nguồn năng lượng tái tạo, nhằm mục tiêu hướng đến phát triển bền vững.
Hiện nay, tuy chính phủ chưa có quyết định về việc mua bán điện mặt trời trở lại, nhưng đây chỉ là quyết định mang tính tạm thời. Có thể trong tương lai, nhà nước sẽ có chính sách mua điện mặt trời mái nhà mới. Bởi mới đây, tại báo cáo ngày 5/8/2024, Bộ Công thương đã đề xuất 2 phương án mua điện mặt trời mới, đó là:
- Điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết có thể bán lên lưới nhưng không quá 20% công suất đối với miền Bắc và không quá 10% đối với những khu vực còn lại.
- Điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết có thể bán lên lưới nhưng không quá 10% đối với tất cả các khu vực trên cả nước.
Trong đó, giá điện sẽ do 2 bên mua bán điện thỏa thuận. Tuy nhiên, mức giá này phải nhỏ hơn hoặc bằng so với giá điện bình quân ở năm trước đó.
Hi vọng với những thông tin trên đây dienmattroivietnam.com cung cấp về việc EVN dừng mua điện năng lượng mặt trời đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc đưa ra ở đầu bài. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và đọc hết bài viết!