Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ là một trong những hệ thống có chi phí lắp đặt vừa phải, giá thành thi công rẻ và thời gian hoàn vốn nhanh nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Với những ưu điểm sẵn có, hệ thống đang dần trở nên phổ biến tại các hộ gia đình, doanh nghiệp trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam.

Tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Điện mặt trời hoà lưới là gì?

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (nối lưới) là một hệ thống cung cấp cả 2 nguồn điện: 1 là điện tạo ra từ các tấm pin mặt trời và 2 là từ hệ thống điện lưới quốc gia. Các tấm pin mặt trời sẽ hấp thu năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng (điện DC). Nguồn điện này sau đó đi qua biến tần/ inverter và được biến đổi thành điện AC, hòa vào lưới điện có sẵn.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ 1

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có 2 dạng: Hệ thống hòa lưới không lưu trữ và hệ thống hòa lưới có dự trữ. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu về hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ.

Hệ thống điện mặt trời không lưu trữ gồm những gì?

Đối với hệ thống không lưu trữ, có hai thành phần chính cấu tạo nên hệ thống, đó là: các tấm pin năng lượng mặt trời và biến tần/ inverter năng lượng mặt trời.

Nguyên lý hoạt động

Về cơ bản, hệ thống điện mặt trời không lưu trữ sẽ hoạt động theo cơ chế:

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ 2
 Sơ đồ đấu nối điện mặt trời hòa lưới đơn giản

Khi đó:

+ Điện dư thừa được đẩy lên lưới và EVN sẽ mua lại lượng điện dư thừa đó (tuy nhiên cơ chế này chỉ áp dụng với giá FIT 1 và FIT 2, hiện tại chưa có giá FIT 3 nên không thể bán điện). Giá FIT 1 áp dụng với các hệ thống hòa lưới bám tải được lắp trước 30/6/2019. Giá FIT 2 áp dụng với các hệ thống hòa lưới lắp trước ngày 31/12/2020. Hợp đồng mua bán điện có hiệu lực trong 20 năm.

+ Từ sau ngày 31/12/2020, do chưa có cơ chế mua điện mặt trời trở lại của EVN nên các hệ thống điện mặt trời được lắp đặt sau đó cần cài đặt chế độ không phát lên lưới (ZERO EXPORT). Tính năng này thường được tích hợp sẵn trong các inverter hiện có. Khi phát hiện ra có dòng đẩy ngược, thiết bị sẽ tự động hạ công suất xuống bằng mức tải tiêu thụ thực tế để không phát dư.

Ưu và nhược điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Ưu điểm

Nhược điểm

Báo giá hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ phụ thuộc công suất hệ thống cần lắp đặt, cũng như mức tiêu thụ điện năng của hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Dưới đây là bảng phân bổ chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ chi tiết:

Công suất hệ thống Sản lượng điện mặt trời tạo ra mỗi ngày Số tấm pin cần lắp và diện tích lắp đặt Công suất Inverter cần lắp Giá thành hệ thống
3Kwp 12 số điện 7 tấm 450Wp (14m2) 3 – 5 KW 49 triệu 500
4Kwp 16 số điện 9 tấm 450Wp (18m2) 3 – 5 KW 64 triệu đồng
5Kwp 20 số điện 12 tấm 450Wp (24m2) 3 – 5 KW 75 triệu đồng
6Kwp 24 số điện 14 tấm 450Wp (28m2) 5 – 6 KW 90 triệu đồng

Trên đây là một số hệ thống nhỏ dành cho các hộ gia đình. Nếu khách hàng muốn lắp đặt các hệ thống lớn hơn, hãy liên hệ ngay Điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT theo hotline 0826 889 489 để được báo giá chi tiết nhất.

Những ai nên lắp đặt hệ thống hòa lưới không lưu trữ?

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ chỉ tạo ra điện năng vào ban ngày. Do đó, hệ thống sẽ phù hợp với những hộ gia đình hoặc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày là chủ yếu. Ví dụ như các gia đình hay đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu sử dụng điện cho mục đích kinh doanh, sản xuất vào ban ngày.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ 3

Điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT – Đơn vị lắp điện mặt trời hòa lưới bám tải uy tín

Để lắp đặt điện mặt trời hòa lưới và nhận được những lợi ích lớn nhất từ hệ thống, khách hàng có thể lựa chọn Điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT bởi:

Vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi để lắp đặt điện mặt trời hòa lưới ngay hôm nay!

ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG