Với những cơ chế, chính sách khuyến khích của chính phủ, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức muốn tham gia lắp đặt điện mặt trời. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là lắp điện mặt trời có phải xin phép không? Cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục đăng ký gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu ngay nhé!
Lắp điện mặt trời có phải xin phép không?
Theo Quyết định 500 ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, các cá nhân tổ chức khi đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện (Hệ thống điện mặt trời mái nhà là những công trình có công suất không quá 1MW). Tuy nhiên, với bất kỳ hệ thống hòa lưới nào, có đấu nối vào hệ thống điện lưới quốc gia thì chủ đầu tư vẫn cần đăng ký đấu nối với Công ty điện lực EVN tại huyện/tỉnh/thành phố.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không” là CÓ.
Một số thông tin bạn cần cung cấp khi đăng ký đấu nối điện với EVN bao gồm:
- Công suất lắp đặt dự kiến
- Thông số của các tấm pin năng lượng
- Thông số biến đổi dòng điện xoay chiều AC.
Sau khi đăng ký, chủ đầu tư sẽ được Công ty điện lực EVN hỗ trợ lắp miễn phí đồng hồ 2 chiều để đo đếm lượng điện năng tạo ra từ hệ thống điện mặt trời cũng như lượng điện năng dư thừa bán lại cho EVN.
Các thủ tục xin cấp phép trong từng trường hợp
Theo điều 2 thông tư 16 của Bộ Công thương (thông tư áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển điện mặt trời và các cá nhân, tổ chức có liên quan), chủ đầu tư cần làm thủ tục xin phép lắp đặt trong những trường hợp sau:
- Khi hệ thống điện mặt trời có công suất lắp đặt nhỏ hơn 1MW thì chủ đầu tư cần đăng ký đấu nối với Công ty điện lực EVN cấp tỉnh/thành phố.
- Khi hệ thống điện mặt trời có công suất trên 1MW thì chủ đầu tư cần bổ sung quy hoạch phát triển dự án điện mặt trời và quy hoạch phát triển điện lực. Kèm theo đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Ngoài ra, đối với những trường hợp quy định trong văn bản pháp luật hiện hành có thể cần xin thêm giấy phép cải tạo, xây dựng công trình/ kiến trúc.
Các bước xin cấp phép lắp đặt điện mặt trời kinh doanh
Đối với những cá nhân, tổ chức lắp đặt điện mặt trời để kinh doanh, sẽ cần xin cấp phép theo trình tự sau:
Bước 1: Chủ đầu tư thực hiện ký kết Hợp đồng mua bán điện với EVN theo mẫu hợp đồng và giá bán điện mặt trời hiện hành.
Bước 2: Lắp đặt công tơ điện 2 chiều để đo đếm lượng điện năng sản xuất từ hệ thống điện mặt trời, cũng như lượng điện lưới tiêu thụ để thanh toán tiền điện.
Bước 3: Gửi 1 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký với EVN về Bộ Công thương trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày đã ký hợp đồng.
Bước 4: Thực hiện tuân thủ các quy định hiện hành trong hệ thống điện, không phát điện mặt trời lên lưới khi hệ thống điện lưới mất điện, nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên điện lực sửa chữa…
Xin cấp phép lắp đặt điện mặt trời ở đâu?
Để xin giấy phép kinh doanh điện mặt trời, chủ đầu tư cần khai báo với các đơn vị sau:
- Công ty điện lực Việt Nam EVN hoặc những đơn vị thành viên được ủy quyền
Chủ đầu tư ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN
Chủ đầu tư nộp hồ sơ chứng minh đủ điều kiện xây dựng các dự án điện mặt trời theo quy định của pháp luật (cung cấp các loại giấy phép doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy…)
- Bộ Công thương
Gửi 1 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký với EVN cho Bộ Công thương.
Điều kiện để xin cấp phép lắp đặt điện mặt trời
Để được cấp phép lắp điện mặt trời, đòi hỏi dự án phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo các quy định trong xây dựng, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
- Các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời, đồng thời chất lượng điện tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu về điện áp, tần số và một số yếu tố khác theo quy định hiện hành.
- Chủ động lắp các thiết bị đo đếm điện năng đúng theo quy định về đo lường.
- Đảm bảo công trình điện mặt trời lắp đặt được đấu nối chính xác, an toàn, không rò rỉ điện gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
- Đảm bảo mái nhà hoặc kết cấu công trình chịu được tải trọng của các tấm pin và hệ thống khung giàn giá đỡ kèm theo.
- Đảm bảo cảnh quan và môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng bởi công trình điện mặt trời.
SUNEMIT – Đơn vị khảo sát, xin cấp phép và lắp điện mặt trời trọn gói
Đối với những cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ lắp điện mặt trời tự sử dụng, công suất dưới 1MW thì thủ tục xin cấp phép rất đơn giản. Công ty điện mặt trời Việt Nam SUNEMIT sẽ thực hiện khảo sát, dự toán công suất, xin cấp phép và lắp đặt hệ thống điện mặt trời từ a đến z cho khách hàng. Đảm bảo hệ thống tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Lựa chọn SUNEMIT để lắp đặt điện mặt trời, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và đảm bảo hệ thống hoạt động theo đúng quy định của nhà nước. Đặc biệt, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích từ một đơn vị uy tín đó là:
- Hệ thống hoạt động lâu dài 25-30 năm, bảo hành chính hãng.
- Hệ thống được thi công lắp đặt chuyên nghiệp, không chỉ đảm bảo về hiệu suất hoạt động, mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao cho công trình.
- Được bảo trì, bảo dưỡng miễn phí hàng năm.
- Được hỗ trợ 24/7, khắc phục các sự cố nhanh nhất nếu có.
Vì vậy, nếu khách hàng có nhu cầu khảo sát, tư vấn và báo giá lắp đặt điện mặt trời, đừng quên liên hệ cho SUNEMIT để được đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi lắp điện mặt trời có phải xin phép không, hy vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời chính xác nhất. Để tìm hiểu thêm về điện mặt trời hay các kiến thức liên quan về ngành, hãy theo dõi dienmattroivietnam.com ngay hôm nay nhé!
ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
- Hotline: 0826 889 489 – 0946868498
- Website: dienmattroivietnam.com
- Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội