SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

0826 889 489Hotline

Micro Inverter là một công nghệ giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều phù hợp với các thiết bị điện. Vậy Micro Inverter là gì? Loại biến tần này khác gì so với các loại biến tần khác? Ưu nhược điểm của Micro Inverter thực tế ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trước khi tìm hiểu về Micro Inverter, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của biến tần năng lượng mặt trời. Đó là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện 1 chiều từ tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều sử dụng được cho các thiết bị điện trong gia đình.

Micro Inverter là gì?

Micro Inverter (biến tần vi mô) là một trong ba loại biến tần sử dụng trong hệ thống năng lượng mặt trời. Khác với 2 loại biến tần còn lại, mỗi biến tần vi mô sẽ kết nối trực tiếp với một đến bốn tấm pin mặt trời thay vì một chuỗi hoặc một dãy tấm pin mặt trời như String Inverter và Central Inverter.

Khi đó, mỗi cụm biến tần kết hợp với pin năng lượng mặt trời sẽ hoạt động như một hệ thống điện mặt trời độc lập, không làm ảnh hưởng đến các tấm pin năng lượng mặt trời khác.

Micro Inverter là gì

Xem thêm: Các loại inverter năng lượng mặt trời

Đặc điểm chính của biến tần vi mô

Chuyển đổi điện DC sang AC: Đây là chức năng quan trọng nhất của biến tần, khi đó dòng điện DC tạo ra từ tấm pin sẽ đi qua biến tần và được chuyển đổi thành dòng điện AC phù hợp với các thiết bị điện.

Hoạt động độc lập: Do mỗi tấm pin mặt trời sẽ được kết nối với một Micro Inverter riêng biệt nên các tấm pin có thể hoạt động độc lập, riêng biệt không ảnh hưởng lẫn nhau. Khi đó, hiệu suất của hệ thống sẽ được tối ưu hóa, không bị ảnh hưởng khi có 1 hoặc 1 vài tấm pin bị che bóng hoặc bị giảm hiệu suất.

Theo dõi hiệu suất của từng tấm pin mặt trời: Biến tần vi mô được trang bị cảm biến có chức năng theo dõi, giám sát hiệu suất của từng tấm pin mặt trời, từ đó phát hiện kịp thời các vấn đề xảy ra với tấm pin để không làm giảm hiệu suất của toàn hệ thống.

Tính năng điều khiển từ xa: Một số biến tần cho phép người dùng có thể thay đổi cài đặt biến tần từ xa. Bao gồm các điều chỉnh như: cài đặt điện áp, cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng, hoặc cài đặt tất/bật hệ thống.

Ưu điểm của Micro Inverter

Giúp tối ưu hóa hiệu suất của toàn hệ thống: Do Micro Inverter kết hợp với từng tấm pin mặt trời để tạo thành các hệ thống điện mặt trời độc lập nên khi một tấm pin gặp vấn đề thì các tấm còn lại cũng không bị ảnh hưởng. Điều này khác so với các hệ thống điện mặt trời sử dụng String Inverter hay Central Inverter là khi 1 tấm pin mặt trời bị giảm công suất thì các tấm còn lại cũng sẽ hoạt động với công suất bằng với tấm pin thấp nhất, khiến tổng hiệu suất của hệ thống giảm theo.

Micro Inverter

Tăng cường độ ổn định cho hệ thống: Đối với các biến tần khác, khi biến tần bị lỗi thì toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Tuy nhiên, với biến tần vi mô, khi một biến tần bị lỗi thì các biến tần còn lại vẫn hoạt động bình thường. Nhờ đó mà hệ thống vẫn hoạt động và sản xuất ra điện năng.

Độ an toàn cao hơn: Do biến tần vi mô hoạt động ở mức điện áp DC thấp hơn nên nguy cơ gặp rủi ro về điện trong quá trình lắp đặt hoặc bảo trì cũng thấp hơn so với các biến tần chuỗi (string inverter) hoạt động với mức điện áp cao hơn.

Khả năng giám sát trong thời gian thực: Micro Inverter thường được trang bị cảm biến giúp theo dõi hiệu suất của từng tấm pin mặt trời. Nhờ đó, người dùng có thể phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.

Dễ dàng mở rộng hệ thống: Để tăng công suất hệ thống, người dùng chỉ cần lắp thêm các tấm pin mặt trời và các biến tần vi mô. Điều này khác so với các hệ thống sử dụng string inverter, là người dùng vừa phải mua thêm các tấm pin mặt trời, vừa phải thay thế biến tần mới để đáp ứng công suất đặt ra, gây lãng phí biến tần cũ.

Dễ dàng cài đặt: Biến tần vi mô có kích thước nhỏ gọn và nhẹ, nhờ đó việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm của Micro Inverter

Chi phí đầu tư cao: Do số lượng Micro Inverter cần lắp nhiều nên chi phí đầu tư vào một hệ thống điện mặt trời sử dụng Micro Inverter cũng cao hơn. So với việc sử dụng biến tần thông thường, chi phí thường cao hơn khoảng 15-20%.

Phức tạp trong việc sửa chữa, bảo trì: Thông thường biến tần vi mô thường được lắp ở mặt sau của các tấm pin nên việc bảo trì hay sửa chữa cũng sẽ khó khăn hơn so với những biến tần chuỗi được lắp ở vị trí thuận lợi.

microinverter

Khi nào nên lựa chọn Micro Inverter?

Ưu điểm nổi bật nhất của biến tần vi mô là chúng vẫn hoạt động tốt ngay cả trong trường hợp một hoặc một số tấm pin mặt trời gặp sự cố hoặc bị che nắng. Do đó, loại biến tần này sẽ phù hợp để lắp đặt trong những trường hợp sau:

  • Khi mái nhà có nhiều hướng và bạn phải lắp tấm pin ở các hướng hoặc các mặt khác nhau. Khi đó, việc lắp Micro Inverter sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống bằng cách cô lập khả năng hoạt động của từng tấm pin.
  • Khi không gian lắp đặt bị che bóng bởi các vật thể như tòa nhà, cây cối làm ảnh hưởng đến công suất của các tấm pin.

Tuy nhiên, nếu có không gian lắp đặt tốt, các tấm pin không bị che bóng hoặc các tấm pin chỉ lắp về 1 hướng thì bạn nên chọn biến tần chuỗi thay vì biến tần vi mô. Điều này sẽ vừa đảm bảo hệ thống hoạt động với hiệu suất tối ưu, vừa giúp giảm thiểu chi phí đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời.

Như vậy, với các thông tin chia sẻ trên đây về Micro Inverter, hi vọng dienmattroivietnam.com đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại biến tần này, từ đó có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất với hệ thống năng lượng của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, mời bạn đọc hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.