SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là mô hình không còn mới ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là mô hình kết hợp giữa việc sản xuất điện mặt trời và canh tác nông nghiệp. Vậy mô hình này hoạt động như thế nào? Có những lợi ích và thách thức gì? Cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là gì?

Mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là các dự án nông nghiệp kết hợp với việc sản xuất điện từ các tấm pin mặt trời. Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, vừa có thể canh tác nông nghiệp, vừa sản xuất điện sạch, mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế, xã hội và môi trường.

Hiện các hệ thống điện mặt trời nông nghiệp thường được lắp dưới 2 hình thức: lắp áp mái hoặc lắp trên mặt đất. Trong đó hình thức áp mái được lắp đặt phổ biến hơn bởi việc lắp đặt đơn giản, ít tốn kém và tận dụng được không gian mái che sẵn có.

điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Ứng dụng của điện mặt trời trong nông nghiệp cũng rất phổ biến, bao gồm các ứng dụng sau:

  • Điện mặt trời lắp đặt cho các trang trại, khu chăn nuôi, trồng trọt ở cả trên mặt đất và mặt nước.
  • Điện mặt trời lắp đặt cho các khu vực xử lý chất thải, khử mặn nước tưới hay các khu sản xuất phân bón…
  • Điện mặt trời ứng dụng trong các khu công nghệ cao như khu sản xuất nông nghiệp sạch, hoa quả, trái cây xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Lợi ích của mô hình điện mặt trời nông nghiệp

Việc kết hợp điện mặt trời với nông nghiệp mang đến nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

  • Tối ưu hoá diện tích đất nông nghiệp: Do diện tích đất canh tác vừa dùng để trồng trọt, chăn nuôi, vừa dùng để sản xuất điện.
  • Giảm thiểu chi phí trồng trọt, chăn nuôi: Các tấm pin mặt trời có thể che bóng cho cây trồng, giúp giảm lượng nước bốc hơi, từ đó giảm nhu cầu tưới nước, cũng như tiết kiệm chi phí tưới tiêu. Hoặc các tấm pin lắp đặt trên mái trang trại chăn nuôi cũng sẽ giúp làm mát không gian chuồng trại, giúp tiết kiệm chi phí quạt điện trong những ngày nóng bức.
  • Giúp đơn vị chủ động được nguồn điện dùng cho nông nghiệp: Điện mặt trời tạo ra có thể sử dụng thay thế cho điện lưới. Đặc biệt đối với những hệ thống có lưu trữ, người dùng có thể sử dụng điện cả khi mất điện, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • Tạo nguồn thu nhập thụ động: Khi nhà nước có chính sách mua điện trở lại, các khu kết hợp nông nghiệp với điện mặt trời có thể bán lại nguồn điện dư thừa cho Điện lực. Hoặc bạn cũng có thể bán cho các đơn vị muốn mua khác để thu về lợi nhuận.
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm: Bởi đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng xanh để sản xuất, chúng sẽ được cấp chứng chỉ xanh. Điều này không chỉ giúp sản phẩm có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính, mà còn giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ nhận diện thương hiệu để kinh doanh sản phẩm hiệu quả hơn.
  • Giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường do sử dụng nguồn điện sạch không phát thải khí carbon.

mô hình điện mặt trời nông nghiệp

Thách thức của mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

  • Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao: Hệ thống điện mặt trời có giá thành tương đối cao nên nhiều chủ đầu tư có thể gặp khó khăn khi đầu tư vào hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là các đơn vị sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún.
  • Sự tương thích đối với các giống cây trồng: Không phải tất cả các loại cây trồng đều phù hợp để sinh trưởng dưới bóng râm. Vì vậy, tùy vào từng loại cây trồng mà người dùng có thể lắp đặt hệ thống các tấm pin mặt trời bên trên.

Tiềm năng phát triển điện mặt trời nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có lượng bức xạ mặt trời cao, đặc biệt là các khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tiềm năng lớn để sản xuất điện mặt trời. Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất phong phú về các loại cây trồng, có thể hưởng bóng mát từ các tấm pin mặt trời.

Do đó, mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp được đánh giá là mô hình có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Tại Việt Nam, mô hình này đang được quan tâm và phát triển rộng rãi hơn nhằm góp phần giảm thiểu khí thải CO2 gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện nền kinh tế nông nghiệp.

Hi vọng, với các thông tin trên đây về mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình này. Nếu có nhu cầu lắp điện mặt trời, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi bạn nhé!