SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

Sử dụng năng lượng sạch thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia hiện nay. Bởi đây là giải pháp giúp giảm thiểu khí thải carbon và chống lại quá trình biến đổi khí hậu hiệu quả. Vậy năng lượng sạch là gì? Có các nguồn năng lượng sạch nào? Cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

Năng lượng sạch là gì?

Năng lượng sạch là loại năng lượng không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng.

Do đó, việc khai thác và sử dụng năng lượng sạch đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự phát triển bền vững đối với một quốc gia.

năng lượng sạch là gì

Sự khác biệt giữa năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

Trong nhiều trường hợp, hai khái niệm này thường được sử dụng để thay thế cho nhau, tuy nhiên về bản chất chúng vẫn có sự khác biệt, bởi:

  • Năng lượng sạch là loại năng lượng không gây ô nhiễm.
  • Năng lượng tái tạo là năng lượng có khả năng tái tạo được nhưng vẫn có thể gây ô nhiễm.

Ví dụ, khí sinh học là loại năng lượng tái tạo vì chúng đến từ tự nhiên và vô tận, Tuy nhiên, khi đốt để tạo ra năng lượng chúng vẫn thải ra khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

Các nguồn năng lượng sạch phổ biến

Năng lượng mặt trời

Là nguồn năng lượng sạch và tái tạo được khai thác rộng rãi nhất hiện nay. Bởi đây là nguồn năng lượng có ở mọi nơi trên trái đất, dễ dàng khai thác và sản xuất ra điện năng. Nguồn năng lượng này thường được khai thác dưới 2 hình thức, đó là:

  • Điện mặt trời: Là các hệ thống sử dụng tấm pin mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Điện năng sau đó được hòa vào lưới điện để cung cấp cho các hộ gia đình.
  • Nhiệt mặt trời: Là các thiết bị sử dụng nhiệt từ mặt trời để đun nước hoặc tạo ra điện. Ví dụ như bình nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng nhiệt mặt trời để làm nóng nước.

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch phổ biến nhất

Năng lượng gió

Là hình thức khai thác điện năng phổ biến tại các vùng ven biển. Các hệ thống năng lượng gió sẽ sử dụng sức gió để làm quay các tuabin gió và tạo ra điện năng.

Năng lượng gió là một trong các nguồn năng lượng sạch

Năng lượng sinh khối

Sử dụng các chất hữu cơ từ cây cối như gỗ, rơm rạ,… hoặc các chất thải nông nghiệp như phân gia súc để tạo ra nhiệt năng, điện năng.

năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng sạch

Năng lượng thủy điện

Là hình thức sử dụng năng lượng từ dòng chảy của nước để làm quay các tuabin và tạo ra điện năng. Dạng năng lượng này thường được khai thác thông qua các đập thủy điện hay còn gọi là các nhà máy thủy điện.

năng lượng sạch - nguồn năng lượng thủy điện

Năng lượng địa nhiệt

Dạng năng lượng này khai thác nhiệt từ trong lòng đất để sản xuất điện hoặc trực tiếp cung cấp nhiệt cho các ứng dụng sử dụng nhiệt năng.

năng lượng địa nhiệt cũng là nguồn năng lượng sạch

Năng lượng sóng biển

Sử dụng năng lượng từ sóng biển để tạo ra điện năng.

năng lượng sạch - sóng biển

Năng lượng thủy triều

Sử dụng sự chênh lệch mực nước do sự lên xuống của thủy triều để sản xuất điện năng.

năng lượng sạch thủy triều

Ngoài các nguồn năng lượng phổ biến trên, còn có một số nguồn năng lượng sạch khác cũng đang được quan tâm và phát triển như nhiên liệu hydro, năng lượng hạt nhân… Các nguồn năng lượng này tuy chưa được khai thác nhiều nhưng đã đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu khí thải carbon và giảm ô nhiễm môi trường, chống lại biến đổi khí hậu.

Thực trạng và tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam

Cũng giống như các nước trên thế giới, nhận thấy những lợi ích đáng kể mà năng lượng sạch mang lại như: giảm thiểu khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng giới hạn và đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, duy trì sự phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã triển khai và phát triển nhiều nguồn năng lượng sạch ứng dụng vào đời sống.

Chứng minh cho điều này là ngày càng nhiều các nhà máy năng lượng mặt trời được xây dựng những năm gần đây. Rất nhiều các nhà máy từ công suất trung bình đến lớn đã đi vào hoạt động và cung cấp lượng điện năng lớn, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội ngày nay.

Ngoài ra, nhà nước cũng đã có rất nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà trên khắp cả nước. Điều này giúp nước ta đến gần với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nhanh chóng hơn.

Đối với tiềm năng phát triển năng lượng sạch, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này, bởi:

  • Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với đường bờ biển dài trải khắp lãnh thổ, năng lượng gió và năng lượng mặt trời mà Việt Nam nhận được là rất lớn, giúp tạo ra sản lượng điện lớn nếu tập trung khai thác vào 2 nguồn năng lượng sạch này.
  • Ngoài ra, Việt Nam còn là một nước nông nghiệp, do đó các nguồn nguyên liệu hữu cơ từ cây cối hay các chất thải gia súc là rất lớn. Chúng ta có thể tận dụng và khai thác được nguồn năng lượng lớn từ các yếu tố này.

Như vậy với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi năng lượng sạch là gì, vai trò của năng lượng sạch và biết được các nguồn năng lượng sạch phổ biến nhất. Từ đó có quyết định sử dụng năng lượng sạch thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch hay không.