Ngắn mạch (hay đoản mạch) là một sự cố xảy ra trong mạch điện, có thể gây cháy nổ, hư hỏng thiết bị, thậm chí là ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện, gây hư hỏng các thiết bị khác trong hệ thống. Vậy ngắn mạch là gì? Nguyên nhân gây ra ngắn mạch và cách phòng tránh hiện tượng này như thế nào? Đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Ngắn mạch là gì?
Hiện tượng ngắn mạch (hay còn gọi là đoản mạch) là một sự cố xảy ra trong hệ thống điện khi đường dẫn điện (dây điện) có trở kháng rất thấp, khiến dòng điện tăng đột biến và vượt quá khả năng chịu đựng của mạch điện.
Dấu hiệu cho biết xảy ra hiện tượng ngắn mạch trong mạch điện thường là xuất hiện tiếng nổ, tiếp chập điện lớn. Hiện tượng này thường xảy ra khi các dây dẫn trong mạch tiếp xúc trực tiếp với nhau, hoặc khi một dây dẫn tiếp xúc với một phần tử dẫn điện khác, chẳng hạn như hệ thống nối đất hoặc lớp vỏ kim loại của một thiết bị điện.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngắn mạch
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngắn mạch, đoản mạch, trong đó phổ biến nhất là:
- Dây dẫn bị hỏng lớp cách điện, các thiết bị điện bị hư hỏng hoặc mất khả năng cách điện.
- Quá tải: Khi mạch điện phải chịu tải quá lớn, khiến dòng điện tăng cao và gây ra quá nhiệt, dẫn đến đoản mạch.
- Môi trường ẩm thấp trong khi dây dẫn bị hở cũng có thể gây ra ngắn mạch.
- Do lắp đặt, đấu nối sai kỹ thuật cũng có thể dẫn đến trường hợp ngắn mạch.
Các loại ngắn mạch
Ngắn mạch được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào số pha bị ảnh hưởng và vị trí xảy ra ngắn mạch. Dưới đây là các loại ngắn mạch phổ biến nhất:
- Ngắn mạch 3 pha: Xảy ra trong hệ thống điện 3 pha, khi cả 3 pha chạm vào nhau hoặc chạm vào dây trung tính cùng một lúc.
- Ngắn mạch 2 pha: Xảy ra khi 2 trong 3 pha chạm vào nhau (chập nhau).
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất: Xảy ra khi 2 pha chạm nhau và đồng thời chạm xuống đất.
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Xảy ra khi 1 pha chạm đất hoặc chạm một phần tử dẫn điện khác như vỏ kim loại của thiết bị điện.
Trong các loại ngắn mạch trên thì ngắn mạch 3 pha được đánh giá là dạng nguy hiểm nhất, gây ra những hậu quả nặng nề.
Hậu quả của sự cố ngắn mạch
Ngắn mạch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:
- Gây cháy nổ: Khi ngắn mạch, dòng điện sẽ tăng đột ngột, phát sinh nhiệt và gây nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt, nếu xảy ra ở những nơi có vật liệu dễ cháy sẽ gây nguy cơ hỏa hoạn cực kỳ nghiêm trọng.
- Gây hư hỏng thiết bị điện: Dòng điện tăng quá mức có thể làm cháy, hỏng các linh kiện điện tử và làm hỏng các thiết bị điện.
- Mất an toàn điện: Đoản mạch còn có thể gây giật điện và đe dọa đến tính mạng con người.
Vì ngắn mạch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến các thiết bị điện. Thậm chí, nếu không được sửa chữa và khắc phục kịp thời có thể lây lan và làm hỏng cả hệ thống điện, gây thiệt hại kinh tế và an toàn tính mạng cho người dùng.
Vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc do ngắn mạch gây ra, bạn cần có những giải pháp phòng tránh từ trước. Dưới đây là những cách giúp ngăn ngừa hiện tượng ngắn mạch xảy ra trong mạch điện tốt nhất.
Cách phòng tránh hiện tượng ngắn mạch
Ngắn mạch có thể xảy ra đối với bất kỳ hệ thống điện nào, kể cả với hệ thống điện mặt trời đắt tiền. Vì vậy, để ngăn ngừa hiện tượng ngắn mạch xảy ra, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Sử dụng aptomat: Aptomat sẽ tự động ngắt mạch khi có dòng điện quá lớn chạy qua, giúp ngăn ngừa đoản mạch và bảo vệ hệ thống điện. Đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất được nhiều gia đình áp dụng hiện nay.
- Kiểm tra hệ thống điện định kỳ: Phát hiện kịp thời các vấn đề về dây điện, thiết bị điện, đảm bảo chúng hoạt động và cách điện tốt.
- Tắt và rút tất cả các thiết bị điện khi không dùng đến.
- Lựa chọn hệ thống dây điện có tiết diện dây phù hợp với tải tiêu thụ, ngăn ngừa quá tải.
Như vậy, với bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về ngắn mạch, giải thích rõ nguyên nhân, hậu quả và các cách khắc phục, phòng tránh ngắn mạch, hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng quên để lại bình luận để dienmattroivietnam.com giải đáp cho bạn nhé!