Việc tái chế pin lithium-ion đã qua sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch trên toàn thế giới. Loại pin này đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trong đó nổi bật là lĩnh vực pin xe điện và pin lưu trữ năng lượng tái tạo. Vậy câu hỏi đặt ra là pin lithium có tái chế được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu ngay nhé!
Pin lithium có tái chế được không?
Câu trả lời là Có, pin lithium và pin lithium-ion có thể tái chế được. Mặc dù pin lithium và pin lithium-ion là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng về bản chất pin lithium có 2 loại đó là: pin Lithium-Ion có thể sạc lại và pin lithium kim loại không thể sạc lại. Tuy nhiên, do pin lithium-ion phổ biến hơn cả nên khi nhắc đến pin lithium, người ta thường hiểu đó là pin Lithium-Ion.
Tuy nhiên, quá trình tái chế pin lithium nổi tiếng là phức tạp và tốn kém nên hiện nay chỉ có khoảng 5% pin lithium-ion trên thế giới được tái chế.
Xem thêm: Tuổi thọ pin lithium bao nhiêu?
Tại sao pin lithium có tỷ lệ tái chế thấp?
Pin lithium có tỷ lệ tái chế thấp là do gặp phải những thách thức sau:
- Quá trình tái chế phức tạp: Do pin lithium có khả năng phản ứng cao nên pin lithium hết hạn cần được xử lý và quản lý cẩn thận. Việc tái chế pin cũng đòi hỏi thực hiện bởi các cơ sở tái chế chuyên dụng thay vì các trung tâm tái chế địa phương.
- Chi phí tái chế: Việc tái chế pin lithium có thể thu hồi được những vật liệu đắt tiền như lithium, coban, niken và mangan, tuy nhiên quá trình này hiện vẫn tốn kém hơn so với việc khai thác các nguyên liệu thô.
- Là công nghệ mới: Do pin lithium-ion được phát triển và sản xuất thương mại từ năm 1991, còn khá mới so với công nghệ pin axit chì được phát triển từ năm 1860. Do đó mà chưa có nhiều thời gian để xây dựng các hệ thống và các cơ sở xử lý tái chế.
Đối với vật liệu lithium, nó là một kim loại nhẹ có thể tái chế hoàn toàn và tái chế nhiều lần. Tuy nhiên, việc tái chế vật liệu lithium có thể tốn kém hơn nhiều so với việc khai thác lithium thông qua khai thác nước muối. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực để tìm ra phương pháp tái chế tiết kiệm chi phí hơn.
Xem thêm: Pin lithium cháy có dập được không?
Cách tái chế pin lithium hiện nay
Khi pin lithium-ion hết hạn và không thể sử dụng được nữa, chúng được đem đi tái chế theo các bước sau:
- Xả pin hoàn toàn: Trước khi đem pin lithium đi tái chế, pin cần được xả hoàn toàn để tránh nguy cơ hỏa hoạn hay cháy nổ gây nguy hiểm.
- Cắt nhỏ pin: Pin sẽ được cắt thành những mảnh nhỏ bằng lưỡi kim loại lớn.
- Nấu chảy: Những mảnh nhỏ sau đó sẽ được đưa vào lò để nấu chảy ở nhiệt độ cao để thu hồi coban và niken. Tuy nhiên, quá trình này sẽ thu được cả các vật liệu khác. Vì vậy, cần trải qua quá trình xử lý bổ sung để loại bỏ chúng.
- Ngâm chiết hoặc thủy luyện: Ngoài nấu chảy ở nhiệt độ cao, pin lithium sau khi cắt nhỏ cũng có thể trải qua quá trình ngâm chiết trong chất lỏng, thường là axit clohydric, axit nitric, axit sunfuric hoặc axit photphoric để thu được các vật liệu coban, niken, liti và mangan.
- Tái chế: Cuối cùng các vật liệu coban, niken, liti và mangan thu hồi sẽ được đem đi tái chế để sản xuất pin lithium-ion mới.
Tương lai của việc tái chế pin lithium-ion
Thành phần pin lithium có chứa các vật liệu thiết yếu như lithium, niken và coban nên các nhà sản xuất sẽ muốn tái chế và tái sử dụng chúng để sản xuất các loại pin trong tương lai.
Đối với các loại pin sử dụng vật liệu tái chế, lượng khí CO2 thải ra môi trường được tính là nhỏ hơn khoảng 25% trên mỗi kwh so với pin được làm từ vật liệu mới hoàn toàn.
Ngoài ra, việc tái chế pin lithium còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, do mỗi tấn vật liệu pin thu hồi có giá trị lên đến 600 USD vào năm 2025.
Vì vậy, các hoạt động tái chế pin lithium trong tương lai sẽ ngày càng gia tăng để thu hồi các kim loại quý, đồng thời tiết kiệm chi phí cũng như giảm phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.
Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi Pin lithium có tái chế được không, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và đọc hết bài viết này. Thank you!