SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

0826 889 489Hotline

String Inverter là một loại biến tần năng lượng mặt trời, nó có chức năng biến đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC. Vậy String Inverter khác gì so với các loại biến tần khác? Nên sử dụng String Inverter trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, cùng tìm hiểu ngay nhé!

String Inverter là gì?

String Inverter hay còn gọi là biến tần chuỗi, là một trong ba loại biến tần năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh micro inverter và central inverter. Cũng giống như các loại biến tần khác, String Inverter cũng thực hiện chức năng chuyển đổi dòng điện DC tạo ra từ tấm pin mặt trời thành dòng điện AC tương thích với các thiết bị điện ở Việt Nam.

Tuy nhiên, String Inverter được thiết kế để kết nối với một nhóm các tấm pin năng lượng mặt trời (hay còn gọi là chuỗi pin năng lượng mặt trời). Các tấm pin sẽ được mắc nối tiếp nhau từ đầu đến cuối tạo thành một chuỗi.

String Inverter là gì?

Cách hoạt động của String Inverter

Mỗi String Inverter sẽ được kết nối với một chuỗi các tấm pin năng lượng mặt trời. Mỗi chuỗi sẽ gồm nhiều tấm pin được mắc nối tiếp với nhau tạo thành một mạch điện duy nhất. Số lượng tấm pin trong mỗi string sẽ phụ thuộc vào điện áp của hệ thống, điện áp của từng tấm pin và dải điện áp hoạt động của inverter.

Khi các tấm pin hấp thụ ánh sáng mặt trời, chúng sẽ tạo ra dòng điện DC. Dòng điện này sẽ đi qua từng tấm pin đến String Inverter (dòng điện này bằng với dòng điện của một tấm pin), còn điện áp bằng tổng điện áp của các tấm pin trong chuỗi cộng lại.

Khi đó, 2 đầu của chuỗi pin được kết nối với String Inverter giúp chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC. Dòng điện này sau đó được đưa vào lưới điện và cung cấp cho các thiết bị điện trong nhà.

Ưu, nhược điểm của String Inverter so với biến tần khác

So với các loại biến tần năng lượng mặt trời khác, String Inverter sở hữu những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ: String Inverter có giá thành rẻ nhất trong các loại inverter hiện nay. Đối với hệ thống điện mặt trời, mỗi 1 nhóm pin năng lượng mặt trời bạn chỉ cần 1 String Inverter. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí đáng kể khi mua biến tần năng lượng mặt trời.
  • Hiệu suất hoạt động cao: Biến tần có hiệu suất chuyển đổi điện năng cao do có dòng điện đầu vào thấp và điện áp vào cao. Điều này giúp hệ thống hoạt động với hiệu năng cao, giúp giảm thiểu tổn hao năng lượng trong quá trình chuyển đổi.
  • Dễ dàng thay thế khi bị hỏng: Vì một hệ thống điện mặt trời chỉ cần lắp đặt 1 hoặc một vài String Inverter nên khi inverter bị hỏng, người dùng chỉ cần thay thế ít thiết bị nhất. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian sửa chữa, thay thế.

Nhược điểm

  • Hiệu suất bị ảnh hưởng bởi bóng râm: Do String Inverter hoạt động theo nguyên lý chuỗi nên khi một tấm pin bị che bóng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của cả chuỗi. Ví dụ, một chuỗi pin có 1 hoặc 2 tấm pin bị che bởi bóng cây thì dòng điện của cả chuỗi sẽ bằng với dòng điện của tấm pin bị che bóng. Khi đó, hiệu quả của cả một hệ thống cũng bị giảm theo.

Hiệu suất String Inverter bị ảnh hưởng bởi bóng râm

  • Inverter không có chức năng lưu trữ: String Inverter có chức năng chính là chuyển đổi điện năng từ điện DC thành điện AC để sử dụng trực tiếp cho gia đình hoặc được hòa vào lưới điện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể kết hợp với hệ thống lưu trữ năng lượng (chẳng hạn như bộ lưu trữ, bộ chuyển mạch) để tạo ra một hệ thống điện mặt trời có khả năng lưu trữ.

Khi nào nên sử dụng String Inverter (biến tần chuỗi)?

Biến tần chuỗi được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí bảo trì cho hệ thống năng lượng mặt trời của mình. Bởi đây là loại biến tần rẻ, dễ dàng thay thế và sửa chữa khi bị hỏng hóc.
  • Khi vị trí lắp đặt các tấm pin không bị che khuất bởi bóng râm. Khi đó, các tấm pin sẽ nhận được ánh sáng đồng đều và chuyển đổi thành điện năng tốt nhất, tránh trường hợp các tấm pin bị giảm hiệu suất làm ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của hệ thống.
  • Khi người dùng không có nhu cầu lưu trữ năng lượng hoặc sử dụng nguồn điện dự phòng. Bởi String Inverter không có chức năng lưu trữ mà chỉ có chức năng chuyển đổi dòng điện. Điều này sẽ phù hợp với những hệ thống hòa lưới, không cung cấp điện năng khi mất điện. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng điện mặt trời như một nguồn điện dự phòng, bạn vẫn có thể trang bị thêm các thiết bị khác để có chức năng lưu trữ theo yêu cầu.

Như vậy với những thông tin cung cấp trên đây về khái niệm String Inverter là gì, những ưu nhược điểm của loại biến tần này cũng như lời khuyên nên sử dụng String Inverter trong trường hợp nào sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan hãy liên hệ ngay dienmattroivietnam.com để được giải đáp bạn nhé!