Với những lợi ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại, mỗi năm thế giới có hàng triệu tấm pin mặt trời được sản xuất và cung ứng ra thị trường. Sau khi tấm pin được sử dụng và đến thời gian hết tuổi thọ, chúng sẽ được thải ra môi trường nếu không có giải pháp tái chế kịp thời. Vậy việc tái chế pin năng lượng mặt trời hiện nay như thế nào, có thật sự hiệu quả và khả thi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao cần tái chế pin mặt trời?
Trong những năm gần đây, điện năng lượng mặt trời ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, số lượng tấm pin mặt trời được sử dụng cũng ngày càng nhiều. Điều này kéo theo tỷ lệ rác thải pin mặt trời sau khi hết hạn cũng ngày càng lớn. Theo thống kê trên thế giới, sẽ có khoảng 8 triệu tấm pin ngừng hoạt động vào năm 2023. Và với đà phát triển như hiện nay thì tới năm 2050 con số này có thể lên tới 80 triệu tấm. Khi đó, nếu thải ra ngoài môi trường sẽ tạo ra lượng rác thải rất lớn.
Ngoài ra, vì vật liệu sản xuất ra tấm pin mặt trời hiện nay vẫn rất đắt nên việc tái chế pin năng lượng mặt trời là rất cần thiết, tránh lãng phí tài nguyên và giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho các tấm pin mặt trời tiếp theo.
Quy trình tái chế pin năng lượng mặt trời
Thông thường, các tấm pin mặt trời thường có tuổi thọ từ 25 đến 30 năm. Trong đó, 10 đến 15 năm đầu chúng vẫn hoạt động gần như ở mức hiệu suất tối đa, sau đó hiệu suất sẽ giảm dần trong những năm tiếp theo nhưng vẫn đảm bảo đạt trên 80% hiệu suất. Tuy nhiên, trên thực tế hiệu suất của tấm pin chỉ giảm xuống khoảng 6 – 8% sau 25 năm hoạt động. Vì vậy, người dùng vẫn có thể tận dụng tấm pin để sử dụng trong nhiều năm nữa nếu tấm pin vẫn tạo ra lượng điện năng đủ lớn. Trong trường hợp tấm pin không thể sử dụng được nữa, chúng hoàn toàn có thể tái chế lại.
Để hiểu rõ quy trình tái chế pin mặt trời, đầu tiên chúng ta cần nắm được 3 thành phần chính cấu tạo nên một tấm pin mặt trời gồm có: khung nhôm, kính thủy tinh và các tế bào quang điện (còn gọi là cell pin).
Để tái chế tấm pin mặt trời, chúng ta cần bóc tách các vật liệu như sau:
- Tháo khung nhôm (phần này có thể tái sử dụng 100%).
- Tháo kính thủy tinh (phần này có thể tái sử dụng 95%).
- Đối với tế bào quang điện, bóc tách phần nhựa và tinh thể silicon bằng phương pháp xử lý nhiệt ở mức nhiệt 500 độ C (hiệu suất tái chế silicon lên tới 85%).
Trên đây là quy trình tái chế pin mặt trời silicon – một loại pin được dùng phổ biến trong các hệ thống điện mặt trời dân dụng hiện nay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra còn có loại pin mặt trời khác là pin mặt trời màng mỏng – loại này ít được sử dụng ở nước ta do có hiệu suất và tuổi thọ thấp, đồng thời việc tái chế chúng cũng phức tạp hơn do có cấu tạo đặc biệt.
Hiệu quả của việc tái chế tấm pin mặt trời
Từ quy trình tái chế pin mặt trời trên có thể thấy hiệu suất tái chế các vật liệu trong tấm pin mặt trời là tương đối cao (hầu hết đều trên 85%). Do đó, nếu tái chế được, thế giới sẽ giảm thiểu số lượng lớn rác thải từ pin mặt trời tạo ra, đồng thời còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất tấm pin cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời.
Tuy nhiên, việc bóc tách các vật liệu và tái chế tấm pin mặt trời đòi hỏi máy móc tiên tiến, cũng như chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, tái chế tấm pin mặt trời hiện không hiệu quả về mặt chi phí và vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, để việc tái chế pin mặt trời trở nên phổ biến thì đòi hỏi phải có sự kết hợp cả về mặt công nghệ và chính sách để có quy trình tái chế pin mặt trời chuyên biệt và hiệu quả nhất.
Hiện nay trên thế giới, Châu Âu là khu vực có thị trường tái chế pin năng lượng mặt trời đang trên đà phát triển bởi đây là những nước đi đầu trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, nhiều quốc gia Châu Âu đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất lớn vào những năm 1990 nên phương án tái chế pin đã được các quốc gia Châu Âu quan tâm từ rất sớm. Do đó, thị trường Hoa Kỳ cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đã học hỏi từ các nước Châu u trong vấn đề tái chế pin mặt trời.
Xét cho cùng, các tấm pin mặt trời có tuổi thọ tương đối dài và chúng có thể góp phần tích cực trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường, vì vậy chắc chắn chúng vẫn còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trước xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời rộng rãi, việc tiêu thụ tấm pin mặt trời gia tăng cũng là lúc nước ta cần phát triển quy trình tái chế để các tấm pin được tái sử dụng và không biến thành bãi rác thải có hại cho môi trường.
ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
- Hotline: 0826 889 489 – 0946 868 498
- Website: dienmattroivietnam.com
- Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội