SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

DC và AC là hai loại dòng điện được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay, từ các ứng dụng dân dụng đến các ứng dụng công nghiệp. Vậy cụ thể DC là gì? AC là gì? Giữa DC và AC khác nhau như thế nào? Tất cả sẽ được dienmattroivietnam.com giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

DC là gì?

DC (Direct Current) là dòng điện một chiều. Đặc điểm của dòng điện này là các electron chỉ di chuyển theo một hướng cố định. Do đó, dòng điện và điện áp DC sẽ không thay đổi theo thời gian.

Dòng điện 1 chiều DC thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính xách tay, đèn LED, hay trong các hệ thống lưu trữ năng lượng như pin và ắc quy…

Xem thêm: VDC là gì? Ý nghĩa của VDC trong hệ thống điện

DC là gì

AC là gì?

AC (Alternating Current) là dòng điện xoay chiều. Đặc điểm của dòng điện này là các electron thay đổi hướng liên tục theo chu kỳ. Do đó, dòng điện và điện áp AC sẽ thay đổi theo thời gian (thường là dạng sóng hình sin).

Dòng điện xoay chiều AC là loại điện phổ biến nhất hiện nay, chúng được sử dụng trong hầu hết các thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt… và các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị công nghiệp khác.

Điện xoay chiều được phân làm 2 loại chính: điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.

  • Điện xoay chiều 1 pha: Hệ thống sử dụng 1 dây pha và 1 dây trung tính. Điện áp của điện xoay chiều 1 pha ở Việt Nam là 220V và chúng thường được sử dụng cho các thiết bị điện có công suất vừa và nhỏ trong gia đình hoặc doanh nghiệp.
  • Điện xoay chiều 3 pha: Hệ thống sử dụng 3 dây pha và 1 dây trung tính (có thể có hoặc không). Điện áp của điện xoay chiều 3 pha ở Việt Nam là 380V và chúng thường được sử dụng trong các khu công nghiệp sản xuất, các tòa nhà thương mại, hay những nơi sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn.

Xem ngay: Điện 3 pha là gì? Phân biệt với điện 1 pha, 2 pha

ac là gì

Phân biệt dòng điện DC và dòng điện AC

Dòng điện DC

Dòng điện AC

Hướng dòng điện Dòng điện di chuyển theo một hướng cố định. Dòng điện thay đổi hướng liên tục theo chu kỳ.
Điện áp Cố định, không đổi theo thời gian. Thay đổi theo chu kỳ (dạng hình sin).
Nguồn cấp điện Pin, ắc quy hoặc các nguồn chuyển đổi từ AC thành DC Điện lưới hoặc máy phát điện.
Ứng dụng Sử dụng cho các thiết bị điện tử nhỏ như điện thoại, đồng hồ, máy tính… Sử dụng cho các thiết bị điện gia dụng, các thiết bị điện công nghiệp công suất lớn.
Khả năng truyền tải điện/ đường dài Hao phí điện năng trên đường truyền lớn, không thích hợp để truyền tải đường dài. Hiệu quả cao, ít hao phí điện năng trên đường truyền xa.

Cách chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang điện 1 chiều

Để chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang điện 1 chiều, ví dụ như cung cấp điện năng cho các thiết bị điện thoại, máy tính, tai nghe hoạt động thì bạn cần có thiết bị chỉnh lưu. Thiết bị này sẽ điều chỉnh dòng điện AC và chỉ cho chúng đi theo một chiều.

Thông thường mạch chỉnh lưu thường được tích hợp sẵn trong các board nguồn, giúp chuyển đổi dòng điện AC thành DC để cấp điện cho các thiết bị hoạt động.

cách chuyển đổi điện AC sang DC

Cách chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành xoay chiều

Ngược lại với thiết bị chuyển đổi điện AC thành DC, muốn chuyển đổi điện DC thành AC bạn sẽ cần một thiết bị gọi là biến tần (inverter). Biến tần này sẽ chuyển đổi điện từ DC thành AC theo nguyên lý sau:

  • Chuyển điện DC thành AC: Biến tần sẽ sử dụng các công tắc điện tử để chuyển mạch DC thành AC.
  • Điều chỉnh điện áp và tần số: Dòng điện AC ban đầu có tần số và hình dạng không phù hợp với yêu cầu, do đó inverter sẽ điều chỉnh điện áp và tần số để có kết quả như mong muốn.
  • Lọc và ổn định dòng điện: Nhằm đảm bảo dòng điện AC đầu ra có chất lượng cao, duy trì ở mức ổn định để các thiết bị được kết nối với biến tần hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Như vậy, với các thông tin về dòng điện xoay chiều AC và dòng điện 1 chiều DC trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 loại dòng điện phổ biến nhất. Từ đó có kiến thức nền tảng để tìm hiểu và nghiên cứu về các kiến thức sâu hơn trong ngành điện, phục vụ cho quá trình học tập và làm việc của mình.