SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

0826 889 489Hotline

Các nhà khoa học đã không ngừng cải tiến để mang đến những công nghệ mới nhất cho hệ thống điện mặt trời. Tất cả đều nhằm mục tiêu giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả sản xuất điện của hệ thống. Trong đó, công nghệ PERC là một công nghệ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây nhờ đáp ứng được hai tiêu chí này. Để hiểu hơn về công nghệ PERC là gì và những ưu, nhược điểm của công nghệ này, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Công nghệ PERC là gì?

PERC là một công nghệ sản xuất pin mặt trời được sử dụng phổ biến hiện nay. PERC là viết tắt của cụm từ Passivated Emitter Rear Cell, có nghĩa là công nghệ phát quang thụ động. Công nghệ này khác công nghệ cell pin truyền thống là có thêm một lớp bổ sung vào mặt sau của tế bào để phản xạ các electron trở lại tế bào. Điều này giúp nâng cao hiệu quả chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng điện.

Đối với công nghệ cell pin truyền thống, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến tấm pin quang điện. Một số ánh sáng sẽ được hấp thụ, một số truyền qua và một số phản xạ ngược ra bên ngoài. Khi đó, chỉ có một phần ánh sáng hấp thụ sẽ chuyển đổi thành điện năng.

PERC là gì, khác gì với công nghệ pin mặt trời truyền thống

Trong khi đó, đối với công nghệ PERC, tế bào quang điện được trang bị thêm một lớp bổ sung ở mặt sau có chức năng phản chiếu các tia sáng truyền qua, giúp khôi phục các tia sáng này trở lại tế bào để chuyển hóa thành điện năng. Do đó, công nghệ này mang đến hiệu quả chuyển đổi cao hơn so với công nghệ pin tiêu chuẩn.

PERC là gì, có những ưu điểm gì

Xem thêm: Các công nghệ pin mặt trời mới nhất hiện nay

Cách hoạt động của tế bào quang điện PERC

Tương tự như các cell pin truyền thống, các tế bào quang điện PERC cũng hấp thụ photon từ ánh sáng để chuyển đổi thành các hạt mang điện. Tuy nhiên, quá trình hấp thu ánh sáng đã được lọc thêm một lần nữa để thu được nhiều ánh sáng hơn.

Đối với các tế bào quang điện PERC, mặt trước của tế bào sẽ nhận trực tiếp ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, mặt sau sẽ hấp thụ các tia sáng phản xạ và tán xạ. Điều này giúp làm giảm lượng ánh sáng chiếu xuyên qua lớp nhôm và tạo thành nhiệt làm ảnh hưởng đến hiệu suất của tế bào.

cách hoạt động của công nghệ pin mặt trời PERC là gì

Xem thêm: Công nghệ TOPcon đang được ưa chuộng hiện nay

So sánh PERC và công nghệ pin mặt trời truyền thống

PERC trở thành công nghệ pin mặt trời phổ biến hiện nay là do nó sở hữu những ưu điểm sau:

Tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng: Công nghệ PERC giúp tái tạo một lần nữa phần ánh sáng truyền qua để hấp thụ trở lại tế bào, giúp gia tăng lượng photon được hấp thụ, từ đó tăng hiệu quả chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Chúng có thể tăng thêm tới 5% hiệu suất cho các tấm pin mặt trời.

Chi phí sản xuất không đổi: Mặc dù trong quá trình sản xuất, phải bổ sung thêm một lớp ở mặt sau tế bào nhưng về cơ bản, quy trình sản xuất pin mặt trời công nghệ PERC là không thay đổi. Nhà sản xuất không cần đầu tư vào các trang thiết bị mới, do đó chi phí sản xuất cũng tăng không đáng kể. Điều này giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí, vì sử dụng ít tấm pin hơn nhưng hệ thống vẫn tạo ra cùng một sản lượng điện như thế.

Hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu và nhiệt độ cao: Với mật độ năng lượng cao, các tấm pin công nghệ PERC vẫn có thể chuyển đổi điện năng hiệu quả trong điều kiện thời tiết khó khăn. Giúp người dùng tiết kiệm số lượng pin mặt trời cần lắp.

Như vậy, với những ưu điểm của công nghệ pin mặt trời PERC, người dùng hiện nay có thể nhận được nhiều lợi ích hơn khi đầu tư vào một hệ thống điện mặt trời. Bởi chi phí đầu tư rẻ hơn, hiệu quả hệ thống cao hơn và tuổi thọ của các tấm pin mặt trời cũng bền hơn.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây về khái niệm PERC là gì và so sánh với công nghệ pin mặt trời truyền thống sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến công nghệ pin mặt trời, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để giải đáp các thắc mắc.

ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM SUNEMIT – UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0826 889 489 – 0946 868 498

Website: dienmattroivietnam.com

Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Tech, 181 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội