SUNEMIT – ĐIỆN MẶT TRỜI VIỆT NAM

0826 889 489Hotline

Công nghiệp năng lượng là một lĩnh vực quan trọng và có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành công nghiệp khác của một quốc gia. Vậy ngành công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào, vai trò và sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai ra sao? Để giải đáp cho câu hỏi này, cùng dienmattroivietnam.com tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Ngành công nghiệp năng lượng là gì?

Ngành công nghiệp năng lượng là một ngành công nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản xuất năng lượng. Cụ thể hơn, nó bao gồm các hoạt động khai thác, tinh chế, sản xuất và phân phối nguyên nhiên liệu. Vì năng lượng là một yếu tố cần thiết trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống nên ngành công nghiệp năng lượng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Ngành công nghiệp năng lượng với nguồn năng lượng tái tạo

Các vai trò chính của ngành công nghiệp năng lượng đối với một quốc gia như sau:

  • Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội
  • Cung cấp việc làm cho người lao động
  • Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
  • Đảm bảo an ninh năng lượng
  • Mang đến các công nghệ mới, thúc đẩy ngành công nghệ phát triển
  • Hỗ trợ bảo vệ môi trường

Công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào?

Công nghiệp năng lượng gồm nhiều ngành, nhưng ở Việt Nam được phân thành 2 ngành chính, đó là:

1. Ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

Ngành này lại được chia thành 2 ngành nhỏ là:

  • Khai thác than: Là ngành công nghiệp lâu đời nhất ở nước ta, với hai hình thức khai thác than chủ yếu là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có trữ lượng than lớn nhất cả nước, chiếm đến 90% tổng sản lượng than trên toàn quốc.
  • Khai thác dầu mỏ, khí đốt: Tuy là một ngành phát triển sau ngành khai thác than nhưng sản lượng dầu mỏ và khí đốt cũng tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Các bể dầu mỏ và khí đốt lớn nhất ở nước ta hiện nay có thể kể đến là các bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn với trữ lượng lên đến vài tỷ tấn và hàng trăm m3 khí. Đây là nguồn nhiên liệu tuyệt vời cho các nhà máy sản xuất phân đạm cũng như các nhà máy nhiệt điện.

Ngành công nghiệp năng lượng khai thác dầu mỏ

2. Ngành công nghiệp khai thác điện lực

Công nghiệp năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhiên liệu cần thiết cho ngành điện lực. Trong đó các ngành chiếm tỷ trọng cao nhất chính là thủy điện và nhiệt điện. Ngoài các nguồn năng lượng này còn có sự đóng góp của các ngành năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, điện sinh khối… Tuy là các ngành năng lượng mới nhưng chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của ngành.

Đặc điểm ngành công nghiệp năng lượng

Khác với các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp năng lượng có những đặc trưng cơ bản sau:

Đa dạng các nguồn năng lượng: Ngành công nghiệp năng lượng khai thác và sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau bao gồm cả năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo được. Chẳng hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, thủy điện. Nhờ đó cung cấp nguồn năng lượng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao của xã hội.

Các dự án thường có quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật cao: Thông thường các dự án trong ngành đều có quy mô lớn, đồng thời cũng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và công nghệ. Điển hình là các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện mặt trời, điện gió…

Ngành toàn cầu: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến ngành năng lượng. Do đó, nhu cầu trao đổi về công nghệ và nguồn năng lượng giữa các quốc gia là rất lớn. Số lượng các quốc gia tham gia nhập khẩu và xuất khẩu năng lượng ngày càng tăng, điều này đã giúp cho ngành năng lượng trở thành lĩnh vực trọng điểm của toàn cầu.

Công nghệ đổi mới liên tục: Để mang đến hiệu quả khai thác và sử dụng năng lượng tốt hơn, các công nghệ mới liên tục được ra đời. Và đây chính là một đặc trưng của ngành công nghiệp năng lượng.

Tác động 2 chiều cả tích cực và tiêu cực: Việc tiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch kéo theo sự gia tăng của khí thải nhà kính, gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Thực trạng ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta hiện nay

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng hiện nay phải đối mặt với cả những cơ hội và thách thức, đó là:

Cơ hội

  • Tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Do nước ta có đường bờ biển dài có thể đón được lượng gió lớn, và có khí hậu nhiệt đới gió mùa với thời gian nắng trong năm nhiều. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho ngành năng lượng tái tạo phát triển (Xem thêm: Bản đồ bức xạ mặt trời của Việt Nam)
  • Nguồn lao động dồi dào: Với nguồn nhân lực trẻ, nước ta có thể tận dụng để khai thác và sản xuất nguồn năng lượng tối đa. Đồng thời điều này cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
  • Sự hỗ trợ của công nghệ và khoa học kỹ thuật: Với sự giúp đỡ của ngành công nghệ như AI, internet vạn vật… ngành công nghiệp năng lượng ngày càng phát triển nhanh chóng, giúp giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu quả trong việc cung cấp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng với sự chuyển đổi liên tục của công nghệ

Thách thức

  • Phụ thuộc lớn vào các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt. Gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
  • Phải cạnh tranh với các quốc gia có nền tảng về công nghệ và vốn.
  • Thiếu hụt các nhân lực có trình độ chuyên môn cao để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học vào ngành.

Như vậy có thể thấy ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Do đó, chúng ta cần tận dụng cơ hội và tháo gỡ các thách thức để Việt Nam có thể hội nhập với thế giới trong lĩnh vực này.